Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá nước lạnh đóng băng

Cá nước lạnh đóng băng
Ngày đăng: 27/04/2015

Cá tầm “chật vật”, cá hồi “lặn” dần

Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, năm 2014, toàn tỉnh có hơn 40 dự án đăng ký đầu tư nuôi cá nước lạnh với tổng vốn trên 1.100 tỷ đồng. Theo lộ trình của Đề án “Quy hoạch nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”, năm 2015, tỉnh Lâm Đồng sẽ có 30ha mặt nước nuôi cá hồi vân cùng 40 - 50ha mặt nước nuôi cá tầm với khoảng 200 lồng, nhằm đạt sản lượng 600 tấn cá hồi và 900 tấn cá tầm. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích nuôi cá nước lạnh toàn tỉnh chỉ còn khoảng 30ha với 11 doanh nghiệp tham gia nuôi trực tiếp. Sản lượng cá năm 2014 đạt 550 tấn, nhưng đến đầu năm 2015 con số này đã liên tục giảm.

Nhiều doanh nghiệp tiên phong nuôi cá nước lạnh từ năm 2007 đã phải “dừng cuộc chơi” hoặc chỉ nuôi cầm chừng như Công ty cổ phần Giang Ly, Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương), Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam (hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt). Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cho biết, diện tích nuôi cá tầm đang giảm, còn cá hồi thì hầu như không còn doanh nghiệp nào dám nuôi thương phẩm.

Là một trong những đơn vị tham gia từ năm 2007, đến nay, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang đang có 8ha diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh tập trung tại huyện Lạc Dương. Nhưng hiện tại, doanh nghiệp này chỉ khai thác với diện tích khoảng 3ha, tất cả đều là cá tầm.

Ông Vũ Bá Liên (Quản lý ngành nuôi cá nước lạnh Công ty TNHH Ngọc Mai Trang), cho biết, trước đây, công ty có nuôi cá hồi nhưng gặp rất nhiều khó khăn nên đã dừng nuôi và chuyển hẳn sang nuôi cá tầm thương phẩm. Còn theo đại diện của Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương), trạm hiện đang có 2ha diện tích mặt nước nuôi và nghiên cứu cá nước lạnh. Dù đã chủ động được nguồn giống và sở hữu đội ngũ kỹ thuật tốt nhưng hiện nơi đây cũng chỉ dám phát triển cầm chừng, chủ yếu nuôi cá tầm và nghiên cứu phát triển giống cá hồi.

Nhiều khâu thiếu, yếu

Theo kết quả khảo sát của Sở NN-PTNT Lâm Đồng, trong tổng diện tích 20.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản của Lâm Đồng thì diện tích mặt nước hội đủ điều kiện nuôi cá nước lạnh còn rất lớn. Tuy nhiên, điều kiện để người nông dân đầu tư nuôi mới hoặc chuyển từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá nước lạnh lại không dễ thực hiện, nhất là về vốn, thị trường, kỹ thuật và thời tiết.

Ông Trần Văn Hào cho biết, thời tiết đang ngày càng nóng lên, nguồn nước bị ô nhiễm là vấn đề thách thức với ngành nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng. Cá tầm và cá hồi rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nguồn nước, chỉ cần nguồn nước có sự biến đổi là cá chết ngay. Bên cạnh đó, về giống, chúng ta mới sản xuất được giống cá hồi, nhưng quy mô còn hạn chế; riêng cá tầm vẫn phải nhập khẩu trứng đã thụ tinh, với giá khá cao, khoảng 700 triệu đồng/kg. Khó khăn về nguồn thức ăn cũng đang là vấn đề, đa phần phải nhập khẩu nên giá thành cao.

Còn theo đại diện Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên, nguồn nhân lực trong nghề nuôi cá nước lạnh còn thiếu và yếu, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tự mày mò là chính. Do đó, chất lượng sản phẩm không ổn định, hiệu quả chưa cao. Đồng thời, nghề nuôi cá nước lạnh cũng đang phải đối diện vấn đề dịch bệnh, nhưng các biện pháp kỹ thuật, thuốc sử dụng trong phòng trừ dịch bệnh chưa có nên các doanh nghiệp không dám liều lĩnh. Cùng với đó là vấn đề thị trường, cá nước lạnh của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt với với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

“Có giai đoạn cá tầm Trung Quốc được nhập ồ ạt về Việt Nam bán với giá rẻ, chỉ bằng một phần ba so với giá cá trong nước khiến doanh nghiệp chúng tôi gặp khó khăn”, ông Vũ Bá Liên (Công ty Ngọc Mai Trang) chia sẻ.

Theo ông Trần Văn Hào, để ngành nuôi cá nước lạnh Lâm Đồng có thể khởi sắc trở lại, cần nhanh chóng khảo sát lại nguồn nước, sự biến đổi khí hậu ở các khu vực được chọn để nuôi cá nước lạnh; các cơ chế, chính sách dành cho lĩnh vực này cần thông thoáng hơn; nguồn giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cần phải được chủ động…


Có thể bạn quan tâm

Những Những "Đại Gia" Vùng Rừng Núi

Từ trụ sở UBND xã Hiếu Liêm phải băng qua đoạn đường rừng lắt léo, lởm chởm đá chừng 4-5km mới đến vùng ven sông, suối của ấp 4, nơi xuất hiện một số “đại gia” trồng cam, quýt. Mùa này, quýt đường đang ra hoa, còn cam bắt đầu cho trái nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những vườn cam, quýt trông đều tăm tắp như tấm thảm màu xanh khổng lồ đang gợn sóng.

11/10/2014
Nhiều Khó Khăn Trong Việc Khống Chế Dịch Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Nhiều Khó Khăn Trong Việc Khống Chế Dịch Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Trong những năm qua, huyện Châu Thành là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

11/10/2014
Cây Ngô “3 Trong 1 Vụ Mùa” - Cách Làm Hay Ở Xín Mần Cây Ngô “3 Trong 1 Vụ Mùa” - Cách Làm Hay Ở Xín Mần

Khảo sát, đánh giá sơ bộ toàn bộ diện tích trên 818 ha ngô phát triển rất tốt, không có sâu bệnh và có khả năng cho năng suất cao. Thời điểm hiện tại, toàn bộ 818,7 ha ngô trồng lần thứ 2 trong vụ Mùa muộn đang trong thời kỳ vào sữa, thời tiết khá thuận lợi, đồng bào Xín Mần rất phấn khởi có thêm 1 vụ ngô được trồng rải vụ trong năm sắp cho thu hoạch.

11/10/2014
Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ

Trước khi là ông chủ trang trại rộng 3.000 m2 nuôi lợn rừng, chim trĩ đầu tiên ở địa phương, Nguyễn Văn Giang từng làm cán bộ địa chính tại UBND thị trấn Hương Canh, nhưng đã quyết định nghỉ việc đi tìm cơ hội riêng cho mình. Ban đầu, nhiều người cho là anh gàn dở.

11/10/2014
Đề Xuất Ưu Đãi Hơn Cho Nông Nghiệp, Nông Thôn Đề Xuất Ưu Đãi Hơn Cho Nông Nghiệp, Nông Thôn

Ông Phạm Đình Thi, vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), đã khẳng định như vậy khi trao đổi về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của năm luật thuế, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội diễn ra trong tháng 10-2014.

11/10/2014