Cả Nước Có Gần 18.000 Ha Cây Thanh Long Bị Dịch Bệnh Đốm Nâu

Số ha cây thanh long bị bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Cruos – Slippers gây nên.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), trên cả nước hiện trồng khoảng 33.600 ha cây thanh long thương phẩm. Trong đó, tại tỉnh Bình Thuận có 24.000 ha, Long An có 5.400 ha và tỉnh Tiền Giang trồng 4.200 ha.
Gần đây, thanh long là cây ăn quả cho kinh tế cao nhất so với các loại cây ăn trái khác do xuất khẩu giá cao và cho trái quanh năm.
Tuy nhiên, hiện nay cả nước có khoảng 18.000 ha cây thanh long bị bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum(Penz) Cruos – Slippers gây nên. Loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, gây giảm năng suất, chất lượng trái thanh long. Do đó, để bảo vệ vườn cây thanh long thương phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao, nhà vườn cần đổi mới quy trình canh tác, áp dụng đúng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) khuyến cáo bà con nông dân dựa vào canh tác là chính. Người dân phải bón phân chuồng và NPK và phân vi lượng để cây thanh long phát triển bộ rễ tốt, cây có sức đề kháng cao.
Những vườn thanh long rậm rạp, bà con nên tỉa bớt những tượt dưới, bởi vì những tượt dưới không cho trái mà nằm dày đặc tạo ẩm độ rất cao. Bà con trồng mới nên trồng vào cuối mùa mưa thì nó ra những tượt vào đầu mùa nắng ít bị nhiễm bệnh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.

Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...

Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) trên địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) phát triển rất nhanh, chưa có quy hoạch đồng bộ. Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực nước mặn như Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A… việc phát triển nuôi tôm tự phát đã gây quá tải cục bộ đường dây hạ thế, tạo áp lực rất lớn trong công tác cung cấp điện.

Ngày 25-4, Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai Group) đã tổ chức hội nghị phát triển nguồn nguyên liệu năm 2015 với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, chuyên gia các viện, trường, đại diện 42 hộ nuôi liên kết – đối tác của Sao Mai Group…