Cá ngừ sang Nhật

Đoàn công tác Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai dẫn đầu cùng các ngành chức năng của tỉnh Bình Định vừa có buổi họp bàn biện pháp thực diện dự án Khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.
JICA giao cho Tập đoàn Kato Hitoshi thực hiện dự án này và Sở NN-PTNT Bình Định là đơn vị trực tiếp tổ chức tiến hành.
Về kỹ thuật, phía Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ máy móc, thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá cho Bình Định và sẽ tổ chức việc vận chuyển sản phẩm sang Nhật Bản bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Bình Định sẽ tiếp nhận thiết bị tại TP.HCM và chịu các loại phí bảo hiểm, thuế.
Các chuyên gia Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về khai thác, xử lý, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm CNĐD cho cán bộ và ngư dân tham gia dự án.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia 3 chuyến khảo sát đánh bắt vào tháng 12/2015. Sang tháng 1/2016 tiến hành xuất khẩu CNĐD sang Nhật...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai thống nhất nội dung, kết quả làm việc giữa các sở, ngành của tỉnh và Tập đoàn Kato Hitoshi về việc thực hiện dự án.
Ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, mới đây ông đã có buổi diện kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước rất quan tâm và ủng hộ dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định.
Theo kế hoạch, trong tháng 9 Nhật Bản sẽ chuyển giao 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho Bình Định tại TP.HCM, sau đó các chuyên gia thủy sản của Nhật sẽ phối hợp với ngành chức năng của Bình Định lắp đặt thiết bị cho các tàu cá của ngư dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bà Trần Thị Thu Hà cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này.
“Bình Định sẽ tổ chức lễ tiếp nhận các bộ thiết bị câu CNĐD và lễ xuất quân mở biển đánh bắt trong tháng 9. Tôi tin tưởng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên, dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD tại Bình Định sẽ thành công”, bà Hà nói.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã hỗ trợ 500 cây hồi giống, được tuyển chọn từ những cây trội, có nguồn gốc từ Lạng Sơn để trồng khảo nghiệm tại thị trấn Mường Khương và xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương).

Vụ mùa năm 2014, tham gia mô hình trồng lúa xen hoa và sử dụng các hoạt chất sinh học, gia đình bà Phạm Thị Phu (khu 1, phường Yên Hải) đã gieo thẳng giống lúa Thiên ưu 08 trên diện tích 2 sào canh tác, kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng lúa.

Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.