Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.
Mỗi kg cá ngừ đại dương, giá có thể là 140.000 đồng nhưng cũng có thể chỉ là 80.000 đồng, tùy thuộc chất lượng cá đạt loại 1 hay loại 2. Điều đáng nói, một lượng lớn cá ngừ của ngư dân bị xếp loại 2. Lỗ chi phí chuyến biển mặc dù có sản lượng là nghịch lý trải dài ở nhiều làng câu cá ngừ đại dương.
Theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, chỉ có 10% trong tổng số sản lượng 15.000 tấn cá ngừ đại dương mà ngư dân khai thác đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, nếu xuất khẩu nguyên con thì giá bán cá ngừ mới cao, còn các dạng khác, giá chỉ bằng một nửa, một phần ba hoặc thấp hơn.
3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi đang có đội tàu 1.800 chiếc câu cá ngừ đại dương, cung cấp chính sản lượng cá ngừ cho xuất khẩu. Không ít nhà máy chế biến cá ngừ tại khu vực này, dù ở giữa vựa nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu cá ngừ về chế biến, sau đó tái xuất. Ước tính, mỗi năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 10.000 tấn cá ngừ đại dương. Đây là sự lãng phí tài nguyên và làm giảm sút năng lực cạnh tranh nghề khai thác, chế biến cá ngừ.
Bài toán lãng phí cá ngừ đại dương xét cho cùng vẫn là bài toán làm sao nâng chất lượng cá. Đây không phải là câu chuyện mới, cả nhà quản lý, nhà khoa học đã vào cuộc, song cho đến lúc này, tạo sự thay đổi cho chất lượng cá ngừ vẫn chỉ mới là đề tài trong các cuộc hội thảo.
Có thể bạn quan tâm

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.

Với bờ biển dài gần 200km và có nguồn lợi thủy sản dồi dào, Bình Thuận hiện là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, các hoạt động khai thác, đánh bắt trái phép hải sản đang diễn ra phức tạp khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường, nguy hiểm đến tính mạng ngư dân.

Dù không hẹn trước, một nhóm nông dân cùng chung suy nghĩ đã gặp nhau tại hội chợ trong vùng.

Cuối năm nay, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ tiếp cận thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính về trái cây hiện nay.

Các hộ nông dân ở xã Hòa Lộc, Tam Bình (Vĩnh Long) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ dưa hấu.