Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Chân Trắng Chất Lượng

Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Chân Trắng Chất Lượng
Ngày đăng: 11/03/2014

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Diện tích tăng nhanh

Do nhiều nông dân trúng lớn khi chuyển từ con tôm sú sang tôm chân trắng nên diện tích thả nuôi trong thời gian gần đây liên tục được mở rộng. Theo ngành chức năng, hầu hết diện tích quy hoạch nuôi tôm công nghiệp hiện nay gần 6.500 ha đã được người dân chuyển sang nuôi đối tượng này. Ngoài ra, còn rất nhiều hộ nuôi ghép với tôm sú theo hình thức quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến năng suất cao.

Theo nhiều người có kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp, với lợi thế thời gian nuôi ngắn, sản lượng cao, không bao lâu nữa diện tích nuôi tôm chân trắng sẽ lấn át diện tích nuôi tôm sú. Khi diện tích nuôi thẻ chân trắng tăng nhanh, tỉnh chưa sản xuất giống tôm chân trắng, tình trạng khan hiếm con giống, dịch bệnh bùng phát, thị trường đầu ra mất cân đối… Đây sẽ là điều mà người nuôi tôm cùng ngành nông nghiệp phải tìm cách đối phó trong những vụ nuôi tiếp theo.

Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Tiết Tiến Dũng cho biết, trước đây tỉnh có quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng gần đây tỉnh cho phép nuôi tôm chân trắng chung với tôm sú theo hình thức công nghiệp ở những khu quy hoạch nuôi tôm công nghiệp.

Đặc biệt, tỉnh chỉ cho chủ trương nuôi thẻ chân trắng ở loại hình công nghiệp, không được nuôi các loại hình khác. Quy định là vậy, nhưng gần đây do thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn, rủi ro ít so với tôm sú, giá thành cao nên nhiều người dân đã tự phát nuôi tôm chân trắng ngoài vùng quy hoạch. Đây là vấn đề rất khó, ngành chức năng chưa có cách giải quyết triệt để.

Thiếu nguồn tôm giống chất lượng

Hiện nay, phong trào nuôi tôm chân trắng phát triển mạnh ở nhiều nơi càng gây khan hiếm con giống. Theo ước tính của ngành chuyên môn, trong năm 2014 tỉnh cần khoảng 10 tỷ con giống thẻ chân trắng để đáp ứng nhu cầu thả nuôi của người dân.

Thế nhưng, tỉnh không sản xuất được, phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng.

Theo Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vững, cần quản lý chặt chẽ việc sản xuất tôm giống, nhất là nguồn gốc tôm bố mẹ. Do đó, việc quản lý sản xuất tôm giống hiện vẫn trông chờ vào “lương tâm” của các nhà sản xuất giống.

Tình trạng tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có chất lượng con giống chưa bảo đảm. Trên thực tế, nguồn lực của người nuôi tôm cũng như việc quản lý Nhà nước về con giống, thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi tôm còn hạn chế, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi còn nhiều bất cập. Trong khi đó, nuôi tôm chân trắng đòi hỏi nguồn vốn, điều kiện cơ sở hạ tầng đầy đủ.

Hiện công tác quản lý chất lượng tôm giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một lượng lớn tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm kém chất lượng, không sạch bệnh được bán tràn lan. Đây là nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm.

Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Vì thế, nỗi lo về con giống kém chất lượng của người nuôi tôm sẽ vẫn còn kéo dài.


Có thể bạn quan tâm

6 Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGap Đạt Hiệu Quả Cao 6 Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGap Đạt Hiệu Quả Cao

Vụ lúa xuân 2013-2014, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Hải Phòng xây dựng 6 mô hình sản xuất lúa VietGap và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 160 ha tại các xã: An Tiến (huyện An Lão), Phả Lễ (huyện Thủy Nguyên), Cộng Hiền (huyện Vĩnh Bảo), Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng), Cao Minh (huyện Vĩnh Bảo) và Đông Phương (huyện Kiến Thụy).

14/06/2014
Giá Atiso Giảm Mạnh Giá Atiso Giảm Mạnh

Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, Đà Lạt cho rằng: Vì 2 năm trở lại đây giá Atiso tăng cao nên bà con quay lại trồng Atiso rất nhiều, diện tích Atiso tại phường 12 khoảng 45ha, tăng 5ha. Sản lượng Atiso cung cấp ra thị trường tăng nên giá giảm đi.

14/06/2014
Măng Cụt Trúng Mùa, Được Giá Măng Cụt Trúng Mùa, Được Giá

Với vẻ mặt đầy phấn khởi, anh Tuân cho biết: "Từ nay đến thời điểm thu hoạch rộ măng cụt, tôi còn thu được từ 900kg đến 1 tấn nữa và chỉ cần giá bán từ 15.000 tới 20.000 đồng/kg tôi sẽ có mức lãi 80 – 90 triệu đồng."

14/06/2014
Mùa Dâu Trên Đỉnh Thiên Cấm Sơn Mùa Dâu Trên Đỉnh Thiên Cấm Sơn

Khi màn sương còn giăng trên các sườn núi, ánh mặt trời còn khuất sau những mái lá thì nhiều nhà vườn đã tất bật chở những giỏ dâu chín mọng vừa hái xuống tận chân núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) để giao cho các chủ vựa. Đó là một ngày bận rộn của người dân nơi đây khi mùa dâu về trên xứ núi.

14/06/2014
10 Ngày Qua, Hoa Quả Trung Quốc Không Nhập Vào Lạng Sơn 10 Ngày Qua, Hoa Quả Trung Quốc Không Nhập Vào Lạng Sơn

Đã 10 ngày nay, tại cửa khẩu Tân Thanh, không có lô hàng hoa quả nào nhập vào Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 7 cho biết.

14/06/2014