Cà Mau: Sơ Kết Thực Hiện Quyết Định 119 Và 06 Của UBND Tỉnh Về Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp

Theo chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh: Đến hết năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp phải đạt 7.500 ha và đến năm 2015 đạt 12.000 ha. Tuy nhiên, tính đến nay diện tích này mới chỉ đạt hơn 5.400 ha.
Về quy hoạch cụm nuôi tôm công nghiệp, toàn tỉnh hiện chỉ có thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi thực hiện được 3 cụm với 1.990 ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay các cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa đi vào hoạt động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp trong thời gian qua.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, trong quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định đó là giá tôm nguyên liệu không ổn định; dịch bệnh trên tôm liên tiếp xảy ra cũng như các yếu tố bất lợi về thời tiết là một trong những nguyên nhân làm cho bà con nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp.
Hội nghị cũng đã dành phần lớn thời gian để các huyện, thành phố trong tỉnh trình bày tham luận phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp thời gian qua, nhất là năm 2013 tình hình nuôi tôm công nghiệp đang có xu hướng chậm lại. Trên cơ sở đó, nhằm tìm hướng đi đúng đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.

Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.