Cà Mau: Sơ Kết Thực Hiện Quyết Định 119 Và 06 Của UBND Tỉnh Về Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp

Theo chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh: Đến hết năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp phải đạt 7.500 ha và đến năm 2015 đạt 12.000 ha. Tuy nhiên, tính đến nay diện tích này mới chỉ đạt hơn 5.400 ha.
Về quy hoạch cụm nuôi tôm công nghiệp, toàn tỉnh hiện chỉ có thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi thực hiện được 3 cụm với 1.990 ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay các cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa đi vào hoạt động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp trong thời gian qua.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, trong quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định đó là giá tôm nguyên liệu không ổn định; dịch bệnh trên tôm liên tiếp xảy ra cũng như các yếu tố bất lợi về thời tiết là một trong những nguyên nhân làm cho bà con nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp.
Hội nghị cũng đã dành phần lớn thời gian để các huyện, thành phố trong tỉnh trình bày tham luận phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp thời gian qua, nhất là năm 2013 tình hình nuôi tôm công nghiệp đang có xu hướng chậm lại. Trên cơ sở đó, nhằm tìm hướng đi đúng đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/1, tại xã Bá xuyên, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Sông Công (Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông 2012 nhằm đánh giá năng suất, chất lượng của giống khoai tây Solara, nhập khẩu từ nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Hơn 20 năm phục vụ trong quân đội, vợ chồng cựu chiến binh Võ Văn Chuột và Trần Thị Xuân xuất ngũ trở về xã nhà, ở ấp Phú Lợi A (Phú Kiết, huyện Chợ Gạo) tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất phát triển kinh tế gia đình, quyết tâm xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Từ những dự án hàng triệu đô la bỏ hoang của Công ty Việt - Mỹ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã thuê lại để đầu tư nuôi tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”.