Cà Mau sẽ phát triển thêm 300 trại sản xuất tôm giống sạch

Việc thực hiện chương trình nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ mở thêm 300 trại sản xuất tôm giống, nâng số trại sản xuất tôm giống của tỉnh lên tới 800 trại. Theo đó, bảo đảm cung cấp khoảng 20 tỷ con tôm giống cho người nuôi tôm, đáp ứng 80% nhu cầu tôm giống sạch.
Theo đó, địa phương tiến hành xét chọn doanh nghiệp có điều kiện và năng lực sản xuất tôm giống; mở trại sản xuất có quy mô lớn và vừa. Người mở trại sản xuất tôm giống sẽ được hưởng một số ưu đãi như tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, miễn giảm thuế... Cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tôm giống đối với những trại mới mở. Chương trình này cũng gắn kết nhà sản xuất tôm giống với nhà nông, bảo đảm hài hòa lợi ích.
Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau, chương trình phát triển tôm giống ở Cà Mau bắt đầu khởi động từ năm 2005. Có những thời điểm, số trại sản xuất tôm giống lên tới gần 1.000 trại. Tuy nhiên, con số này giảm dần theo các năm bởi thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Chương trình lần này có đi kèm chính sách ưu đãi, chắc chắn nguồn cung cấp tôm giống sạch cho người nuôi tôm ở Cà Mau được cải thiện.
Từ năm 2000, tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Đến nay, địa phương có 290.000 ha nuôi tôm với bình quân sản lượng nuôi trồng đạt 200.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất này chưa mang lại nguồn thu ổn định cho một bộ phận nông dân tại Cà Mau bởi tình trạng thiếu nguồn tôm giống chất lượng khiến bà con mua tôm giống trôi nổi, không qua kiểm dịch, hiệu quả đạt thấp.
Ông Phan Thông Minh, người sản xuất tôm giống có kinh nghiệm tại huyện Ngọc Hiển cho biết, chất lượng tôm giống quyết định tới 75% thành công của người nuôi tôm. Trường hợp người nuôi sử dụng tôm giống trôi nổi thì việc thất bại là khó tránh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, bắt đầu từ hôm nay (31/10), CropLife Việt Nam (Tiểu ban ngành nghề của EuroCham) sẽ phối hợp với Cục BVTV và Chi cục BVTV 6 tỉnh ĐBSCL (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng) tổ chức sự kiện Stewardship Day 2014. Trong đó, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng là những tỉnh lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này.

Những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động.

Năm 2014, Kiểm lâm Thanh Hóa được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng mới 2.525 ha rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành sớm kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm, 10 hạt kiểm lâm cấp huyện đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.

Trong 10 tháng năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tổ chức 6 đợt thanh tra, kiểm tra đối với 361 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV về điều kiện an toàn lao động, nhãn mác, chất lượng thuốc; việc thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc; lấy mẫu thuốc kiểm tra nhãn mác, chất lượng thuốc...

Như vậy, xuất khẩu 10 tháng năm 2014 tăng khá so với cùng kỳ, do một số mặt hàng truyền thống tăng, như: xuất khẩu ớt muối tăng 15,8%, đặc biệt là chả cá surimi tăng gấp 2 lần, tăm hồ tinh bột cứng tăng 9,3%, ba lô du lịch tăng 56,7%, bóng đá tăng 15,5%, hàng may mặc tăng 22,2, giày tăng 38,79%, đá ốp lát tăng 4,9%...