Cà Mau Quy Định Mức Hỗ Trợ Trực Tiếp Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cơ chế hỗ trợ cụ thể, ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%; ngân sách cấp huyện tự cân đối 10%.
Đối với cây trồng sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa. Mức hỗ trợ tùy thuộc và mức độ thiệt hại được xác định.
Đối với hình thức nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tùy vào mức độ thiệt hại sẽ được hỗ trợ từ 5 – 7 triệu đồng. Mức hỗ trợ cao nhất đối với hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là 25 triệu đồng nếu diện tích thiệt hại trên 70%. Ngoài ra, hình thức nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, nuôi các loài cá truyền thống, nuôi thủy hải sản lồng bè cũng sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Quy định cũng nêu rõ trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, vật nuôi thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.