Gà Đông Tảo 11 Triệu Đồng Hút Khách

Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).
Hội chợ năm nay thu hút trên 400 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Với chủ đề “Hướng tới một nền nông nghiệp an toàn và phát triển bền vững”, AgroViet lần thứ 13 được nhiều khách tham quan đánh giá là phong phú, đa dạng khi trưng bày, giới thiệu nhiều loại nông, lâm, thủy sản đặc sản; hoa, cây cảnh; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, phong lan, chim trĩ xanh, chim trĩ đỏ, lợn rừng lai, gà Đông Tảo...
Các gian hàng của một số đại sứ quán như Hà Lan, Ba Lan, Nam Phi, Cuba… cũng trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm đặc biệt của quê hương mình như chanh, táo đỏ, nước uống trái cây đóng hộp của Nam Phi; thuốc diệt chuột vi sinh của Cuba…
Đặc biệt, tại khu trưng bày ngoài trời, khách tham quan đổ xô đến “ngắm” và xuýt xoa trước đôi gà Đông Tảo trị giá 11 triệu đồng của gia đình chị Lưu Thị Sinh, xóm Trung Đình, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên). Chị Sinh cho biết: Con gà trống nặng khoảng 5kg, gà mái cũng trên 4kg, đây là sản vật quý hiếm, thịt gà cực ngon nên mới có giá cao như vậy. Tuy nhiên, khách mua cũng chủ yếu đem về làm gà giống chứ ít khi dám thịt ăn.
Ngoài đôi gà đề giá 11 triệu đồng, chị Sinh còn bày bán đôi nhỏ hơn giá 6 triệu đồng và hơn trăm con gà giống thuần chủng, gà cỡ nắm tay cũng có giá 250.000 đồng/con, thậm chí những con qua tuyển chọn kỹ lưỡng thì giá tới 1 triệu đồng/con.
Chị Sinh cho biết, để nuôi được giống gà quý hiếm này, ngoài việc phải chọn kỹ giống bố mẹ thì chuồng trại nuôi cũng phải làm cẩn thận, cao ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Gà Đông Tảo chỉ ăn thóc, ngô, rau cỏ nên rất chậm lớn, nếu không kiên trì, yêu nghề thì khó mà nuôi được.
Phát biểu tại buổi khai mạc hội chợ, ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NNPTNT - cho biết: Hội chợ là sự kiện có nhiều ý nghĩa với ngành nông nghiệp khi chúng ta đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành. Theo đó, những mặt hàng nào có lợi thế cạnh tranh, có ưu thế phát triển thì chúng ta sẽ ưu tiên đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nông dân cũng cần chú ý khâu liên kết, tổ chức chuỗi sản phẩm theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và an toàn để quản lý tốt chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và giảm chi phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Theo cam kết, đến năm 2018, thuế suất đối với thuế nhập khẩu mía đường từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ về 0%, thay vì 30% như hiện nay. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành mía đường Việt Nam.

Đó là phản ảnh của nhiều người dân trồng mắc ca ở Đắk Lắk sau khi thu hoạch trái mắc ca, chưa kể vườn cây cho rất ít trái so với “hứa hẹn”.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến ngày 16-7 đạt 2,875 triệu tấn, trị giá FOB là 1,194 tỷ USD, trị giá CIF 1,231 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm tháng đầu năm nay, XK tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 89,1 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì na thu rải rác trong khoảng vài tháng, không như vải chỉ vài chục ngày, nên công việc không chỉ nhàn hạ hơn mà còn tránh bị thương lái ép giá.