Cà Mau Được Mùa Khai Thác Thủy Sản

Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 3. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã làm cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Đây là đợt "trúng đậm" đầu tiên về đánh bắt thủy sản của ngư dân Cà Mau từ đầu năm đến nay.
Ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nơi có cửa biển lớn nhất tỉnh Cà Mau là Sông Đốc cho biết: Nắm được quy luật của thiên nhiên, mặc dù biển động, nhưng bà con ngư dân vẫn vừa bám biển, vừa liên lạc với đất liền để nắm tình hình thời tiết, nhờ đó mà các chuyến biển của bà con được bội thu, đồng thời bảo đảm an toàn.
Cơn bão số 3 vừa tan, nhưng cơn bão số 4 đang hình thành trên biển Đông. Hiện nay trên vùng biển Cà Mau có trên 4.000 phương tiện đang hoạt động. Đây là thời điểm tôm, cá hội tụ nhiều nhất trong năm, nên bà con ngư dân tận dụng triệt để khai thác, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho bà con khi sản xuất trên biển, Bộ đội biên phòng đã phối hợp cùng với chính quyền triển khai các biện pháp tích cực, khi ra khơi phương tiện phải bảo đảm, bà con cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn như phao cứu hộ, hệ thống thông tin liên lạc... Ngoài ra, đội tàu cứu hộ cũng được huy động trực 24/24 giờ, để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang), Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) vừa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ dược liệu cho HTX chăn nuôi thỏ Hợp Thành (Sơn Động).

Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

Ba xã miền núi, vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc có 721 ha bắp lai bị khô héo, thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các xã Hòa Thắng, Phan Lâm, Phan Sơn huyện Bắc Bình 687 ha đậu phụng, bắp lai, cây lâm nghiệp của hơn 400 hộ xuống giống 2 tháng gặp phải khô hạn, héo úa, không lên nổi; thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.

Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.

Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường đang có 3 loại giống cây mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng.