Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau đang vào thời điểm thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp

Cà Mau đang vào thời điểm thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp
Ngày đăng: 28/07/2015

Dù có nhiều áp lực do sinh hoạt và sản xuất tác động, tuy nhiên vào thời điểm mùa mưa, môi trường nước trên các tuyến sông cơ bản đảm bảo cho việc nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Sinh hoạt cuộc sống và xả thải trong hoạt động khai thác hải sản trên sông tại thị trấn Cái Đôi Vàm (Phú Tân), tất yếu gây tác động đến môi trường nước cho nuôi tôm công nghiệp.

Tuy nhiên, hàm lượng hữu cơ trong nước (COD) lại vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 7 - 12 lần; H2S vượt ngưỡng cho phép trên 0,08mg/l, nhất là tại Kênh 90, Cái Đôi Vàm, Phú Tân; Tân Tiến, Đầm Dơi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm tuyệt đối không được cấp nước khi nước có màu sẫm, nhiều mùn bã hữu cơ; cần lắng, lọc kỹ trước khi đưa vào ao nuôi. Đang vào thời kỳ thời tiết thường xuyên thay đổi, dẫn đến các yếu tố môi trường biến động liên tục, Chi cục đề nghị người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi, theo dõi các hoạt động của con tôm; bổ sung khoáng và Vitamin C vào khẩu phần ăn nhằm giúp tăng sức đề kháng của con tôm; bón vôi quanh ao trước và sau khi mưa để duy trì hệ đệm cũng như ổn định độ pH trong ao nuôi; hạn chế tối đa việc lấy nước trực tiếp vào ao nuôi; khi độ mặn trong ao nuôi và độ kiềm thấp, cần bổ sung canxi nhằm chống hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác ở tôm nuôi.

Cà Mau hiện có trên 9.100ha nuôi tôm công nghiệp. Do nhiều yếu tố tác động, từ đầu năm đến nay đã có 443ha bị dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3 Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

09/09/2015
Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.

09/09/2015
Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung

Được biết đến với nhiều công dụng trong giải nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh, vài cơ sở sản xuất trong tỉnh đã đầu tư nghiên cứu phát triển cây chè Dung thành sản phẩm trà, phục vụ người tiêu dùng.

09/09/2015
 Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng

Đặc thù của ruộng vùng cao trong tỉnh là nhỏ hẹp, bậc thang, trước đây đồng bào Hrê thường dùng sức để làm đất xuống giống hay thu hoạch vụ mùa. Còn bây giờ, nhà nhà đều biết sử dụng máy móc vào đồng ruộng nên đã giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

09/09/2015
Sốt cau ở xứ ngàn cau Sốt cau ở xứ ngàn cau

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

09/09/2015