Cà Mau đang vào thời điểm thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp

Dù có nhiều áp lực do sinh hoạt và sản xuất tác động, tuy nhiên vào thời điểm mùa mưa, môi trường nước trên các tuyến sông cơ bản đảm bảo cho việc nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Sinh hoạt cuộc sống và xả thải trong hoạt động khai thác hải sản trên sông tại thị trấn Cái Đôi Vàm (Phú Tân), tất yếu gây tác động đến môi trường nước cho nuôi tôm công nghiệp.
Tuy nhiên, hàm lượng hữu cơ trong nước (COD) lại vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 7 - 12 lần; H2S vượt ngưỡng cho phép trên 0,08mg/l, nhất là tại Kênh 90, Cái Đôi Vàm, Phú Tân; Tân Tiến, Đầm Dơi.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm tuyệt đối không được cấp nước khi nước có màu sẫm, nhiều mùn bã hữu cơ; cần lắng, lọc kỹ trước khi đưa vào ao nuôi. Đang vào thời kỳ thời tiết thường xuyên thay đổi, dẫn đến các yếu tố môi trường biến động liên tục, Chi cục đề nghị người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi, theo dõi các hoạt động của con tôm; bổ sung khoáng và Vitamin C vào khẩu phần ăn nhằm giúp tăng sức đề kháng của con tôm; bón vôi quanh ao trước và sau khi mưa để duy trì hệ đệm cũng như ổn định độ pH trong ao nuôi; hạn chế tối đa việc lấy nước trực tiếp vào ao nuôi; khi độ mặn trong ao nuôi và độ kiềm thấp, cần bổ sung canxi nhằm chống hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác ở tôm nuôi.
Cà Mau hiện có trên 9.100ha nuôi tôm công nghiệp. Do nhiều yếu tố tác động, từ đầu năm đến nay đã có 443ha bị dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Ngày 06/7/2015, Sở Công thương tổ chức lễ nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới” được đầu tư hỗ trợ tại hộ kinh doanh Dương Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tham dự lễ nghiệm thu, có ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương, lãnh đạo các sở ngành tỉnh, huyện, xã và đông đảo ngư dân tại địa phương.