Cà Mau Cảnh Báo Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Mặc dù trong tháng 4 vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm nhưng dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng mạnh trong khi thời tiết đang diễn biến bất thường, thời tiết giao mùa là thời điểm dịch bệnh trên tôm nuôi dễ bùng phát.
Ngoài yếu tố thời tiết thì môi trường nước cũng chứa nhiều mầm bệnh, do lâu nay người dân có thói quen xả thải nước từ ao bệnh trực tiếp ra sông, kênh rạch khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Đáng lo ngại hơn hết là theo Cục Thú y: Cà Mau là một trong 6 tỉnh có diện tích tôm nuôi bị bệnh nhưng không xác định được nguyên nhân.
Để giảm thiệt hại về sản xuất trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay, người nuôi tôm cần tuân thủ đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn ngay từ khâu lựa chọn con giống đến chăm sóc trong quy trình nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).

Năm 2013, thời tiết diễn biến phức tạp, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn không thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. Tháng 4 và 5-2013 tại vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có hiện tượng tôm chết. Trong tháng 6-2013, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 có gần 100ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị chết do sốc môi trường.

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...