Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ở Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi)

Tại khu vực đầm dưới chân cầu Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) các loại cá hồng, mú, chim… chết nổi trắng lồng bè. Người dân xót xa vớt cá chết về tiêu hủy.
Hộ ông Cao Nhanh có 15 lồng với hơn .700 con cá nuôi được gần 1 năm, trọng lượng mỗi con khoảng 1 kg chuẩn bị xuất bán.
Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.
Khu vực này có hơn 30 hộ dân của 2 thôn Thạnh Đức 2 và Thạch Bi thả nuôi cá lồng, hàu Thái Bình Dương. Theo thống kê sơ bộ, gần 6.000 con cá của 12 hộ nuôi đã chết, thiệt hại hàng tỷ đồng. Hơn chục năm nuôi cá lồng, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này. Bà con nghi ngờ môi trường nước bị ô nhiễm vì rác thải, chất thải. Những ngày trước nước có màu đỏ rồi vàng, đen. Bà con đang lo lắng, cá sẽ tiếp tục chết trong những ngày tới.
Chi cục Thú y Quảng Ngãi đã cử cán bộ xuống hiện trường. Kết quả đo các chỉ số môi trường ban đầu cho thấy, nguồn nước tại khu vực này chưa đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.

Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.