Cá Lồng Bè Lại Chết Hàng Loạt Ở Long Sơn

Trưa 9-9, hàng chục lồng nuôi cá bớp trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của bà con ngư dân đã chết hàng loạt.
Theo thống kê ban đầu, có 5 hộ nuôi cá bị thiệt hại gần như toàn bộ, với mỗi hộ từ 5 đến 7 lồng.
Anh Đoàn Văn Tâm có 5 lồng nuôi khoảng 2.500 con cá bớp và 3.000 con cá chim. Anh cho biết lứa cá bớp này đã nuôi được 5 tháng, giáp tết sẽ xuất bán nhưng hôm nay đã tiêu tan hết, thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu đồng.
Cùng chung số phận với bè cá của anh Tâm là 7 lồng cá của ông Lê Văn Cường, 6 lồng cá của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy và anh Đoàn Công Minh, Nguyễn Trọng Nghĩa mỗi người có 5 lồng.
Các hộ nuôi cá khẳng định, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước sông Chà Và bị ô nhiễm nặng bởi việc xả thải của các nhà máy. Anh Tâm cho hay, vào buổi sáng, bất ngờ có con nước mang mùi hôi nặng trôi xuống. Gần như ngay lập tức, cá trong bè nổi lên ngáp và đồng loạt chết.
Sau khi cá chết, những hộ dân trên đã tức tốc vớt cá lên và đem bán tháo với giá rẻ cho thương lái. UBND xã Long Sơn và Chi cục nuôi trồng thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận hiện trường và lấy mẫu nước để xét nghiệm.
Theo ông Phạm Văn Toàn, cán bộ ngư nghiệp xã Long Sơn, năm nào ở đây cũng có cá chết, hàu chết do nguồn nước ô nhiễm.
Lần cá chết gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân Long Sơn gần đây nhất mới xảy ra đầu tháng 6-2012 tại khu vực nuôi cá lồng bè sông Rạng.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.