Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 38.000 đồng/kg đến trên 40.000 đồng/kg (tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 2.000 - 5.000 đồng/kg) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ.
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, cứ đầu tư trên - dưới 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Trong khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên việc tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng cao. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên - dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Với 2 ao rộng 500 m2 phía sau nhà, anh Lê Văn Sơn ở xã Phú Thành A đã thả nuôi hơn 15.000 con cá lóc giống đầu nhím, sau hơn 4 tháng chăm sóc, anh tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng 5,1 tấn cá lóc đầu nhím thương phẩm, bán với giá 40.000 đồng/kg, anh Sơn có thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc anh Sơn còn thực lãi hơn 80 triệu đồng.
Hiện toàn huyện Tam Nông có gần 100 ha mặt nước ao, hầm, lồng, bè, mùng lưới… tập trung nhiều tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, An Hòa, Phú Hiệp và Phú Cường.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian thành công với nấm bào ngư thương phẩm, chị Nguyễn Thị Như Thưởng, phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp tục trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ. Chị cho biết, trong một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở một tỉnh miền Đông, chị nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tìm tòi học hỏi, tiếp cận với phương pháp trồng nấm và trồng thử nghiệm mô hình này.

Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc nghịch mùa ở vùng Bảy Núi (An Giang) cho biết, hiện tại, thương lái thu mua xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng so với vụ trước nên không có lời.

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.

Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.

20 năm là khoảng thời gian đủ dài để thay đổi cuộc đời con người. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ để làm thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ. Nhiều hộ có trách nhiệm rất cao trong công tác bảo vệ rừng, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn nhiều bề.