Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).
Theo đó, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như nạo vét kênh mương, đắp bờ bao, cống thoát nước, phân lô sản xuất và tổ sản xuất. Đến năm 2007, xã Phú Lễ tiến hành thành lập Hợp tác xã nuôi cá nước ngọt Lạc Địa. Tuy nhiên, loại hình này hoạt động chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả đạt không cao và giải thể.
Năm 2010, UBND và Hội Nông dân xã Phú Lễ thành lập Tổ nuôi cá nước ngọt Lạc Địa có 15 thành viên tham gia với diện tích 15ha, trong đó có 7,5ha mặt nước. Các thành viên của Tổ được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư nuôi trồng với số tiền 100 triệu đồng, trong thời gian 18 tháng, lãi suất thấp. Song song đó, ngành chức năng còn thường xuyên chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các thành viên để áp dụng vào nuôi trồng nhằm mang lại hiệu quả cao. Từ đó, nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi cá, chủ yếu là cá sặc rằn, cá rô phi, cá tra.
Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật nên cá nuôi phát triển tốt, hầu hết các thành viên của Tổ nuôi đều đạt được hiệu quả cao. Gần đây, nhiều người thử nghiệm sản xuất cá giống và đã thành công, tạo được nguồn giống đảm bảo chất lượng tại chỗ, hạn chế chi phí. Nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả nên Hội Nông dân tỉnh tiếp tục duy trì nguồn vốn này cho các thành viên của Tổ và sau mỗi kỳ vay số tiền được nâng lên. Năm 2012, Hội Nông dân tỉnh giải quyết cho các thành viên vay 300 triệu đồng.
Sau 18 tháng nuôi, các thành niên của Tổ thu hoạch được 127 tấn cá các loại, bán trừ chi phí còn lãi trên 889 triệu đồng. Bình quân mỗi thành viên lãi 60 triệu đồng. Nuôi hiệu quả nhất là anh Nguyễn Văn Lạc với 3 công mặt nước chuyên nuôi cá sặc rằn, thu trên 6 tấn cá, sau khi bán trừ chi phí còn lãi trên 160 triệu đồng.
Ngoài ra, tận dụng diện tích đất bờ, nông dân còn trồng các loại rau màu, trồng cỏ làm thức ăn nuôi bò để tăng thu nhập.
Có thể nói, Tổ nuôi cá đồng Lạc Địa đã hoạt động có hiệu quả, tạo thu nhập đáng kể, đặc biệt là dần khôi phục nghề nuôi cá đồng nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Bước sang năm 2014, với việc nhiều địa phương cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, người nông dân có điều kiện yên tâm đầu tư chuyển đổi sản xuất, phát triển NTTS. Thêm vào đó, giá bán sản phẩm thủy sản những tháng đầu năm ổn định và tăng hơn 15% so với năm 2013, trong đó, cá rô phi, cá chép tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Hải, Tổ trưởng Tổ giám sát HTX nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết: Do biến động của thị trường nên giá trăn đất đã sụt giảm mạnh. Hiện tại giá chỉ còn 265.000 đồng/kg (loại 5 kg/con trở lên), so với cùng kỳ thấp hơn 60.000-100.000 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến cho giá hạt tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là do hạt tiêu Việt Nam đã xuất khẩu vào hầu hết các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Ấn Độ hoặc những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao gần đây như Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Pháp...

Ngày 11/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại các xã nội đồng của huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình. Chương trình được thực hiện theo dự án tái tạo thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau.

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Yên Đức (Đông Triều - Quảng Ninh) có sự đổi thay nhanh chóng với các tuyến đường bê tông liên thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại được xây dựng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.