Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.
Kỹ sư Lê Hoàng Vũ - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết, cá đầu sấu là loài cá cảnh ngoại lai rất nguy hiểm, thân hình tròn, mõm nhọn và dài tựa đầu cá sấu, chúng rất hung dữ, thích nghi trong ao đục hoặc nước bẩn, thức ăn của chúng là các loài cá con. Cá đầu sấu có tên khoa học Lepisosteus Oculatus Winchell có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là loài sinh vật dưới nước, không chỉ chúng ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.
Anh Nguyễn Văn Quốc ở phường 11, thành phố Cao Lãnh nuôi 2 con cá đầu sấu (anh thường gọi là cá Phúc Lộc Thọ) để đem điềm hên cho gia đình, nhưng không ngờ nó rất phàm ăn, mau lớn, hung dữ, mỗi ngày anh tốn từ 5 - 10 ngàn đồng để mua thức ăn cho chúng. Sau khi nghe đó là cá đầu sấu, loại cá nguy hại và được ngành thủy sản cảnh báo nên anh đã nhanh chóng xử lý tiêu diệt.
Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp cảnh báo cho người nuôi cá cảnh biết để tiêu diệt, đề phòng bởi chúng không chỉ gây nguy hại cho loài cá bản địa mà chúng có thể tấn công các loài thủy cầm thả nuôi trên các ao, hồ, sông, ngòi, đe dọa môi trường, làm ảnh hưởng đa dạng sinh học bản địa.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ nuôi thỏ kết hợp giun quế, gia đình anh Đào Duy Chung, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không chỉ thu lãi gần 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.