Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh

Tỷ lệ cá da trơn mắc bệnh cao ở phía đông bắc Trung Quốc đẩy giá cao liên tục tại Vũ Hán.
Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .
Cá da trơn từ phía đông bắc Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao ở Vũ Hán và giá cá da trơn ngày trước thường thấp, khoảng 12 CNY/kg. Tuy nhiên, việc tăng giá cá da trơn ở Vũ Hán là do tỷ lệ mắc bệnh trên cá da trơn ngày càng tăng ở miền đông bắc Trung Quốc trong tháng 5.
Các cá khỏe mạnh có giá trên 14 CNY/kg, trong khi cá mắc bệnh bệnh có giá 4-6 CNY/kg. Đối với cá da trơn khỏe mạnh, giá tăng khoảng 20%.
Theo số liệu thu thập được, giá bán buôn cá da trơn Mississippi nặng dưới 500g là khoảng 14,6-15 CNY/ kg, cá trên 500g có giá 15-15,2 CNY /kg. Đối với cá da trơn soldatov, giá 15,2-15,6CNY/kgcho loại dưới 500g, và 15,6-16 CNY/kg cho loại trên 500g.
Mặc dù sau Lễ hội Thuyền Rồng không có các lễ hội để giá cá tăng nhưng giá cá da trơn vẫn tăng ở Vũ Hán vào cuối tháng 5.
Trong tháng 6, nhiệt độ tăng lên ở phía đông bắc Trung Quốc không chỉ gây khó khăn cho người nông dân khi đối phó với các bệnh cá da trơn mà còn làm tăng tỷ lệ cá chết trong quá trình vận chuyển. Do đó, giá cá da trơn sẽ có khả năng giữ ở mức cao tại Vũ Hán.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.