Cá Chuồn Lại Rớt Giá

Tháng 4, mùa cá chuồn về. Cứ tưởng nhiều ngư dân sẽ vui mừng khi khoang tàu đầy ắp cá và sẽ thu được một khoản tiền lớn. Thế nhưng, từ đầu mùa cá đến giờ, nhiều ngư dân ở cảng Sa Kỳ cảm thấy đắng lòng khi mùa cá chuồn năm nay rớt giá.
Chiếc tàu chở cá chuồn của chủ tàu Đỗ Văn Kha vừa cập cảng Sa Kỳ, nhưng người dân không có vẻ gì gọi là hớn hở. Ngược lại, nhiều người còn tỏ ra khá buồn khi giá cá chuồn mùa này thấp hơn nhiều so với các năm trước. Hiện tại, giá cá chuồn chủ tàu bán cho tiểu thương chỉ dao động từ 15 – 16 nghìn đồng/kg. Các tiểu thương mang ra các chợ bán lại cũng chỉ chừng 20-22 nghìn đồng/kg.
Anh Bùi Đức Thọ, quản lý vựa cá Thành Hảo cho biết: “Năm nay giá cá chuồn không cao. Người đánh cá về bán tại bến cho chủ các vựa cá với giá rất thấp, mặc dù cá to và tươi”.
Đã vậy, đợt này số lượng cá chuồn đánh bắt được cũng giảm dần. Những đợt cá của các năm trước, mỗi tàu cá khi cập bến, mang về ít nhất là 10 tấn cá. Nhưng đợt này, mỗi tàu chỉ thu về chỉ vỏn vẹn 4 tấn mà kinh phí cho mỗi chuyến đi lại rất cao. Bình quân mỗi đợt ra khơi phải mất 20 đến 25 ngày, chi phí lên đến gần 100 triệu đồng. Nhiều chủ tàu điêu đứng khi giá cá quá thấp, không thu lại được vốn.
Anh Đỗ Văn Kha, chủ tàu cá QNg 95147TS chia sẻ: “Đợt này đi biển đánh cá mất hơn 80 triệu tiền dầu, nhưng thu lại không đủ vốn mà còn tốn công nữa. Đầu mùa thì thời tiết mưa gió, biển động nên không dám đánh cá xa bờ. Cuối mùa thì cá chuồn xuống giá trầm trọng. Ba phiên đầu coi như mất trắng”.
Ông Hảo, chủ vựa cá Thành Hảo, thôn Định Tân, Bình Châu cho biết: “Mình là chủ vựa cá và đầu tư tàu thuyền cho ngư dân thuê. Giờ cá về, có lời lỗ gì cũng phải mua cho họ thôi. Cá chuồn rớt giá nên nhiều ngư dân và cả những chủ vựa như chúng tôi đành chịu lỗ”.
Cá chuồn rớt giá, khiến nhiều ngư dân cũng như các chủ tàu đánh bắt cá chuồn ở Bình Châu gặp khó khăn. Đầu ra cho thủy sản luôn là vấn đề mà ngư dân trăn trở.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

6 tháng đầu năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm dịch hơn 4,7 tấn sản phẩm động vật, 13.400 tấn thịt động vật, 118,4 triệu quả trứng gia cầm nội tỉnh và 176,4 triệu quả trứng gia cầm xuất tỉnh.