Cá Chình Trắng Xuất Hiện Dày Ở Đập Tam Giang

Do thời tiết lạnh và mực nước trên sông Cái tại đập Tam Giang (Tuy An - Phú Yên) lên xuống bất thường liên tục nên trong những ngày vừa qua cá chình trắng xuất hiện dày tại đây. Những đêm vừa qua, có khoảng 180 người ở 2 xã An Thạch và An Dân tham gia khai thác cá chình trắng, mỗi đêm bắt được từ 15.000 đến 18.000 con.
Cá chình giống đầu vụ được bán với giá khá cao, từ 3.000 đến 3.200 đồng/con, gấp 3 lần so với giá bán vào thời điểm này năm trước nên người tham gia khai thác chình có nguồn thu nhập đáng kể.
Cá chình trắng là giống cá chình bông (chình hoa) có giá trị kinh tế cao và được nuôi thương phẩm phổ biến tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Phú Yên. Do đó, vào thời điểm này, dù lượng cá chình giống khai thác được tại đây tương đối lớn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Người dân ởđây cho biết, thời gian khai thác cá chình giống tại đập Tam Giang có thể kéo dài đến tháng 3/2014.
Có thể bạn quan tâm

Giống lúa Hồng Ngọc được nhiều nông dân đưa vào sản xuất trong mấy năm trở lại đây nhằm thay thế giống chịu mặn, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, các HTX của huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sau khi thu hoạch lúa đều không bán được hoặc giá thấp thê thảm do ảnh hưởng của… tin đồn.

Trong đợt nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày qua đã làm cho nhiều diện tích ngô ở xã Tường Sơn (Anh Sơn) và Nghi Văn (Nghi Lộc - Nghệ An) bị chết.
Từ đầu vụ thu hoạch rộ (khoảng tháng 3 đến nay) khoai lang liên tục rớt giá. Hiện chỉ ở mức 100.000 - 150.000 đ/tạ (tạ/60kg)- mức giá thấp nhất từ trước đến nay.

Không phải bây giờ mà từ rất lâu người dân đã biết đến lợi ích của kiến vàng trong tiêu diệt các loại rệp không chỉ trên cây điều mà ở trên các loại cây trồng khác. Sử dụng kiến vàng có thể gián tiếp giúp nông dân loại bỏ nấm bệnh, sâu bệnh, từ đó giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xuống mức thấp nhất, đồng thời tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí trong chăm sóc vườn điều. Tuy nhiên, trong thực tế, người nông dân có nghĩ vậy?
Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa vụ, giống lúa như “trăm hoa đua nở”. Sự xuất hiện của quá nhiều giống lúa đã khiến người nông dân như lọt vào “ma trận”.