Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chim Vây Vàng Góp Phần Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Cho Bà Con

Cá Chim Vây Vàng Góp Phần Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Cho Bà Con
Ngày đăng: 02/08/2014

Để tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi biển tại Khánh Hòa.

Tuy nhiên, sau kết quả nghiệm thu, điều cần được quan tâm hiện nay là làm sao nhân rộng được đối tượng nuôi này đến bà con, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn 2 năm thực hiện nghiên cứu, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng cho người dân, PGS.TS Lại Văn Hùng - Chủ nhiệm đề tài khẳng định đã làm chủ được quy trình sản xuất giống. Tỷ lệ sống trung bình đạt 6,26% trên gần 19.000 con.

Trong khi đó, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt 95,7%, tỷ lệ thành thục là 86,74%. Tỷ lệ này được các nhà khoa học đánh giá khá tốt.

Với việc chủ động nguồn cá giống, nhóm nghiên cứu cùng với các nhà khoa học và ngành chức năng đang hướng đến việc nhân rộng mô hình, phát triển cá chim vây vàng theo hướng thương phẩm. Và điều kiện ở Khánh Hòa được đánh giá là rất phù hợp cho loại cá này.

PGS-TS Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản nhận xét đề tái có tính thực tiễn cao, tỉnh Khánh Hòa hoàn toàn đủ điều kiện phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng. Từ đó sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm nuôi phát triển tại các tỉnh Nam Trung bộ và Nam Bộ, mang lại lợi ích cho người dân.

Thực tế trong quá trình nghiên cứu cũng cho thấy, cá chim vây vàng là đối tượng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị kinh tế cao.

Chỉ sau 10 - 12 tháng nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng hơn 1kg; giá bán tại bè từ 140 - 150 ngàn đồng/kg, còn tại các chợ là trên 300 ngàn đồng/kg. Ở Khánh Hòa, sản lượng cá chim vây vàng thương phẩm mỗi năm đạt gần 200 tấn. Bên cạnh đó, cá chim vây vàng hoàn toàn có thể phát triển nuôi tại ao đìa, nhất là những đìa tôm bị dịch bệnh.

Đây một trong những ưu điểm hứa hẹn loại cá này sẽ được bà con đón nhận, nhất là trong bối cạnh nhiều loài thủy sản đang phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, gây thất thu như hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển giao quy trình nuôi cho bà con vẫn cần nhiều thời gian. Bên cạnh việc làm thế nào để bà con có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật nuôi, nhóm nghiên cứu cũng cần quan tâm đến vấn đề nguồn thức ăn lâu dài cho cá.

PGS.TS. Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản cho rằng để chuyển giao nên hoàn thiện ngắn gọn lại quy trình, có sách hướng dẫn. Hiện nay chúng ta chỉ dùng thức ăn sống, nên nghiên cứu nguồn thức ăn công nghiệp; điều này sẽ đạt hiệu quả kinh tế hơn, cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

So với một số loại thủy sản nuôi khác, cá chim vây vàng đang có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng loại thủy sản này cũng cần phải được đánh giá kỹ càng hơn về thị trường, đầu ra cho sản phẩm. Không riêng gì Khánh Hòa, các tỉnh Miền Trung, mà một số tỉnh phía Bắc cũng đã nuôi thành công loại cá này.

Chính vì vậy, vấn đề liên kết trong nuôi thương phẩm đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm, nhằm tạo sự ổn định trong phát triển.

PGS.TS Lại Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài cho biết việc nuôi thương phẩm phải có giống và thức ăn. Hiện nay Viện đang nghiên cứu thức ăn, đưa thức ăn tốt nhất từ khâu giống đến con cá thương phẩm làm thế nào ngườu tiêu dùng tiếp cận.

Trong thời điểm một số đối tượng nuôi thủy sản đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, giá cả thì việc phát triển cá chim vây vàng sẽ là hướng đi khả quan, mang lại giá trị về kinh tế.

Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi phải hết thận trọng, cần có sự hướng dẫn của các nhà khoa học và nhóm nghiên cứu, nhằm hoàn thiện tất cả các quy trình từ thức ăn đến giải quyết vấn đề môi trường nuôi và dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có những định hướng quy hoạch vùng nuôi thật cụ thể, nhằm đảm bảo việc giám sát dịch bệnh có thể phát sinh.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nhãn Hiệu Phát Triển Nhãn Hiệu "Trứng Gà Tân An"

Có thể thấy, mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm trứng gà hiện nay trên thị trường rất nhiều nhưng người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Không thiếu trường hợp, người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm trứng gà chất lượng thấp với giá cao.

24/12/2013
Nuôi Cá Ruộng Lúa Nuôi Cá Ruộng Lúa

Huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) có diện tích lớn nuôi cá trong ruộng tập trung nhiều ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi cá trong ruộng, chiếm 3.300 ha mặt nước.

29/11/2013
Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).

24/12/2013
Bất Ổn Thị Trường Nguyên Liệu Tôm Xuất Khẩu Bất Ổn Thị Trường Nguyên Liệu Tôm Xuất Khẩu

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

29/11/2013
Nông Dân Huyện Krông Pa Được Mùa Mì Năng Suất Cao Nông Dân Huyện Krông Pa Được Mùa Mì Năng Suất Cao

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

24/12/2013