Cá chết trên kênh Tây

Cá bị ngộp, nổi đầu trên mặt nước.
7 giờ sáng 21.11, tại chân cầu K21 (thuộc địa bàn giáp ranh phường Ninh Sơn và xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh) có rất nhiều người đua nhau vớt cá, người bắt bằng tay, người dùng vợt, có người đi ghe để vớt cá các loại đang ngoi đầu trên mặt nước đớp bóng.
Người dân vớt được rất nhiều loại cá, có con nặng trên 1kg, chủ yếu cá rô phi, cá lăng, cá chẻm, cá mè…
Quan sát nước trong kênh, chúng tôi nhận thấy màu nước kênh khá đục, nhưng không bốc mùi hôi.
Về nguyên nhân gây nên hiện tượng cá ngộp nổi đầu ở kênh, theo Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hoà, hiện nay kênh đang trong giai đoạn được giảm nước để nạo vét, phục vụ cho vụ Đông xuân và Hè thu sắp tới; do mực nước quá thấp, một phần do nhà máy nước lấy nước nên dẫn đến nước bị đục.
“Có khả năng, khi mở nước lên để nhà máy lấy nước, cá theo con nước chảy ra kênh, bị ngộp nên nổi đầu trên mặt nước, chứ không có chất xả thải gì ra kênh cả”- Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hoà cho biết.
"Chiến lợi phẩm" của một thanh niên sau buổi sáng vớt cá ở kênh Tây.
Có mặt tại kênh K21, ông Lê Văn Khải- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh đánh giá: Theo thông tin là từ đầu tháng 11 đến nay nguồn nước ở đây đã bị cắt giảm để vệ sinh kênh;
Có thể do nguồn nước bị đục, cỏ bị phân hủy dẫn đến thiếu ôxy trong môi trường nước nên dẫn đến hiện tượng cá bị ngộp.
Trao đổi với phóng viên Báo Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường khẳng định
: Cá chết không có ai xả thải, mà là do cơ quan chức năng đang đóng kênh để sửa chữa, nên nước bị tù lại.
“Chúng tôi đã cử cán bộ phối hợp với Chi cục thủy sản Tây Ninh đến tại hiện trường để kiểm tra vụ việc”- ông Xuân cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...

Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.