Cá chết trắng hồ nghi do ô nhiễm nguồn nước

Nhiều loại cá chết nổi trắng hồ nuôi của ông Năng, ở thôn Đại Phú.
Cụ thể vào 6h sáng cùng ngày, tại hồ nuôi cá với diện tích 1 ha mặt nước của ông Châu Văn Năng, thôn Đại Phú có rất nhiều cá chết nổi trắng hồ gồm cá măng, cá rô phi, cá hồng chết.
Nhiều con cá có trọng lượng 5 - 6kg cũng bị chết. Ước tính đã có hàng chục kg/cá chết và hiện tại cá vẫn tiếp tục chết.
Ông Năng cho biết: “Đây là lần thứ hai, cá nhà tôi nuôi bị chết nhiều như vậy”.
Lãnh đạo xã và cơ quan chức năng huyện Núi Thành đang lập biên bản sự việc nói trên.
Qua sát của chúng tôi, ngay bên cạnh các hồ nuôi nói trên là nhà máy sản xuất của Công ty CP Sô-đa Chu Lai thuộc Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, ở bên ngoài hồ nuôi cá của gia đình ông Năng là bờ kênh nước thải đục ngầu.
Ông Năng, ông Tuấn và nhiều hộ dân khác thôn Đại Phú cho rằng, đó là nguyên nhân ô nhiễm khiến cá nuôi chết hàng loạt.
Nhiều con cá trọng lượng 5 - 6kg của hồ nuôi ông Năng bị chết. (Ảnh: Văn Luận)
Theo ông Tuấn, Công an huyện Núi Thành đã đến hiện trường lập văn bản sự việc này. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Năm 2011, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông 2 huyện Yên Sơn và Hàm Yên triển khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây keo tai tượng với diện tích 85 ha tại 3 xã

Chỉ cần một khoảnh đất quanh nhà hoặc dưới tán cây trong vườn và bao bì sau khi sử dụng cùng với tiền giống… nhiều hộ dân xã Quỳnh Vinh (Quỳnh Lưu) đã tận dụng trồng trên 3.000 bao gừng, mang lại hiệu quả đáng kể.