Cá Chết Hàng Loạt Vì Bệnh Liên Cầu Khuẩn

Nhận được tin báo của xã Ngọc Châu (Tân Yên - Bắc Giang) về việc cá rô phi đơn tính của một số trang trại thuỷ sản chết hàng loạt, cán bộ Chi cục Thú y và Chi cục Thuỷ sản đã kiểm tra dịch bệnh tại 4 hộ dân ở thôn Tân Trung.
Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý…
Để hạn chế dịch bệnh lây lan, cán bộ kỹ thuật khuyến cáo nông dân định kỳ thay nước ao, bón thêm vôi để ổn định độ pH, dùng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi. Đồng thời sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh liên cầu khuẩn như: thuốc kháng sinh Doxycyline hoặc Flofernicol trộn vào thức ăn cho cá, liều lượng 5 - 6 gr/100 kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày; bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều dùng 2 - 3 gr/100 kg cá/ngày
Có thể bạn quan tâm

Sau đúng 1 tháng Việt Nam trúng thầu cung ứng 450.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa gạo ở ĐBSCL Cửu Long tăng cao. Tuy nhiên, việc tăng giá có dấu hiệu chỉ là “cơn sốt ảo”.

Trà Vinh đang tập trung liên kết “4 nhà”: nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp để tìm lối thoát cho nông sản.

Sau 5 phiên giảm liên tiếp, giá cao su tại thị trường châu Á dần phục hồi do lo ngại về nguồn cung thiếu hụt.

Thương lái ép giá, trừ hao vô cớ khiến bà con trồng hành, tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không có đầu ra. Lượng hàng tồn đọng lên cả 1.000 tấn. Với mong muốn, nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô, những người nông dân đã dốc sức đưa một lượng hành, tỏi ra Hà Nội bày, bán.

“Muốn xây dựng thương hiệu thì phải trả lời được câu hỏi người tiêu dùng thế giới đang muốn gì, đâu là sự khác biệt, nổi bật của gạo Việt…” - ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty CP Viễn Phú (Cà Mau).