Cá Chết Hàng Loạt Vì Bệnh Liên Cầu Khuẩn

Nhận được tin báo của xã Ngọc Châu (Tân Yên - Bắc Giang) về việc cá rô phi đơn tính của một số trang trại thuỷ sản chết hàng loạt, cán bộ Chi cục Thú y và Chi cục Thuỷ sản đã kiểm tra dịch bệnh tại 4 hộ dân ở thôn Tân Trung.
Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý…
Để hạn chế dịch bệnh lây lan, cán bộ kỹ thuật khuyến cáo nông dân định kỳ thay nước ao, bón thêm vôi để ổn định độ pH, dùng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi. Đồng thời sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh liên cầu khuẩn như: thuốc kháng sinh Doxycyline hoặc Flofernicol trộn vào thức ăn cho cá, liều lượng 5 - 6 gr/100 kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày; bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều dùng 2 - 3 gr/100 kg cá/ngày
Có thể bạn quan tâm

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

Cũng như các địa bàn nông thôn khác, hầu hết người dân xã Phước Vinh (Ninh Phước) cũng “một nắng hai sương” trên mảnh đất kém phì nhiêu ở xứ nắng Ninh Thuận. Thế nên, ít ai nghĩ nghiệp nông ở vùng đất này lại có thể khởi sắc, đặc biệt là từ cây bắp lai, một loại cây lương thực không quá nổi trội tại địa phương.

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.