Cá Chết Hàng Loạt Trên Thượng Nguồn Sông Bưởi

Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.
Theo phản ánh của nhiều người dân xã miền núi Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ ngày 7-12, họ thấy cá trên sông Bưởi chết trắng nổi lềnh bềnh trên sông, mùi thối, tanh của cá chết bốc lên nồng nặc.
Ngày nào người dân thôn Biện, thôn Đồi và thôn Thống Nhất cũng dong thuyền đi vớt cá về nấu cho lợn ăn, thế nhưng cá chết ngày một nhiều. Cá chết chủ yếu là cá lăng, cá nheo, cá bống, cá trắm… Nhiều con cá lăng nặng đến 2,3 kg cũng chết ngửa bụng trên sông.
Ông Bùi Văn Quyết, người dân ở xóm Biện, xã Thạch Lâm, cho biết hiện tượng này từ trước tới giờ chưa từng xảy ra ở địa phương. “Hôm đó sáng sớm tôi ra sông thì sững sờ khi nhìn thấy mặt sông trắng xóa một màu cá chết, nguồn nước thì đen ngòm, bốc mùi khó chịu, có thể nguyên nhân là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn cách xã Thạch Lâm khoảng 7 km (đóng ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) gây ra” - ông Quyết cho hay.
Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm, khẳng định có sự việc cá chết hàng loạt trên sông Bưởi chảy qua địa bàn trong những ngày qua, người dân đã vớt lên bờ khoảng 2 tấn cá. “Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc lên cấp trên. UBND huyện Thạch Thành cũng đã cho người cùng với Công an môi trường, Công an kinh tế xuống kiểm tra, lấy mẫu nước mang đi điều tra nguyên nhân” - ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương thì Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình có xả thải ra môi trường, đích thân ông cũng đã cùng với bà con lên tận nơi nhà máy này đặt trụ sở trên thượng nguồn sông Bưởi. “Còn nguyên nhân cá chết do đâu thì còn phải chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng” - Chủ tịch xã Thạch Lâm cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, nông dân địa phương không vui vì giá ớt rớt quá nặng. Theo Phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, đầu năm, các tư thương mua ớt (loại ớt trái to) với giá từ 48.000 đ/kg - 50.000 đ/kg, sau đó giá ớt giảm dần xuống 12.000 đ/kg và hiện họ chỉ mua với giá 2.000 đ/kg.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng: Hiện nay, trên thị trường, thuốc bảo vệ thực vật rất sẵn. Khi có một đối tượng dịch bệnh xuất hiện, nông dân nghĩ ngay tới việc có thuốc gì để trị bệnh này. Điều này thể hiện rõ là thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã rất lớn.

Nhiều năm qua, các loại cây có múi đã gắn bó với nông dân Sóc Trăng và đem đến nhiều lợi nhuận cho bà con, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nhiều vùng quy hoạch hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tập trung các loại cây có múi; Tuy nhiên các diện tích sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm nhiều hơn, vì vậy bà con chủ yếu tự trồng rồi tự tìm nơi bán.

Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.