Cá Chết Hàng Loạt Trên Thượng Nguồn Sông Bưởi

Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.
Theo phản ánh của nhiều người dân xã miền núi Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ ngày 7-12, họ thấy cá trên sông Bưởi chết trắng nổi lềnh bềnh trên sông, mùi thối, tanh của cá chết bốc lên nồng nặc.
Ngày nào người dân thôn Biện, thôn Đồi và thôn Thống Nhất cũng dong thuyền đi vớt cá về nấu cho lợn ăn, thế nhưng cá chết ngày một nhiều. Cá chết chủ yếu là cá lăng, cá nheo, cá bống, cá trắm… Nhiều con cá lăng nặng đến 2,3 kg cũng chết ngửa bụng trên sông.
Ông Bùi Văn Quyết, người dân ở xóm Biện, xã Thạch Lâm, cho biết hiện tượng này từ trước tới giờ chưa từng xảy ra ở địa phương. “Hôm đó sáng sớm tôi ra sông thì sững sờ khi nhìn thấy mặt sông trắng xóa một màu cá chết, nguồn nước thì đen ngòm, bốc mùi khó chịu, có thể nguyên nhân là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn cách xã Thạch Lâm khoảng 7 km (đóng ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) gây ra” - ông Quyết cho hay.
Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm, khẳng định có sự việc cá chết hàng loạt trên sông Bưởi chảy qua địa bàn trong những ngày qua, người dân đã vớt lên bờ khoảng 2 tấn cá. “Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc lên cấp trên. UBND huyện Thạch Thành cũng đã cho người cùng với Công an môi trường, Công an kinh tế xuống kiểm tra, lấy mẫu nước mang đi điều tra nguyên nhân” - ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương thì Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình có xả thải ra môi trường, đích thân ông cũng đã cùng với bà con lên tận nơi nhà máy này đặt trụ sở trên thượng nguồn sông Bưởi. “Còn nguyên nhân cá chết do đâu thì còn phải chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng” - Chủ tịch xã Thạch Lâm cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Chen- Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Đến nay số diện tích thực hiện mô hình trình diễn đã thu hoạch xong. Qua đánh giá cho thấy chất lượng gạo ngon hơn hẳn những giống lúa đã trồng trên đồng đất Lạc Sơn. Năng xuất đạt được là 80 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng của cây lúa là 128 ngày.

Cách nay vài tháng, giá heo giống trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) ở mức khoảng 800.000-900.000 đồng/con, nhưng hiện giá mỗi con heo giống đã tăng lên ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Đáng chú ý, trước đây heo giống khoảng trên dưới 15 kg/con mới xuất bán thì nay nhiều người đã xuất bán heo giống khi mới đạt trọng lượng trên dưới 10 kg/con do có nhiều người tìm mua.

Ông tâm sự: Tình yêu quê hương đất Mường đã níu chân ông từ thuở ấu thơ cho đến nay tóc đã pha sương, điểm bạc. Tận bây giờ, ông vẫn chưa quên những ngày đói nghèo của 20 năm trước. Cả bản mấy mươi nóc nhà đều lả đi vì đói. Củ vớn chát là vậy mà các hộ vẫn phải dùng làm nguồn lương thực chính.

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.