Cá Chết Hàng Loạt Ở Hồ Chứa Ngàn Tỉ Do Bị Bệnh

Ngày 5.3, Chi cục Thú y- Sở NN&PTNT Quảng Ngãi cho biết: Đã xác định nguyên nhân cá tự nhiên chết hàng loạt ở hồ chứa Nước Trong, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà.
Theo đó qua kết quả xét nghiệm nghiệm từ các mẫu cá chết đã phát hiện có Virus KHV (Koi Herpesvirus) và vi khuẩn Aeromonas SP. Đây là loại virus và vi khuẩn này rất mẫn cảm với cá gáy, lây lan nhanh. Còn về nguồn nước thì vẫn bình thường.
Như Dân Việt đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà và xã Trà Thọ, huyện Tây Trà xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, với số lượng ước tính hàng tấn, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ ủ chua, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp mới phát triển mạnh tại Đồng Nai trong vài năm trở lại đây. Mặt hàng này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang một số nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng với sự lan rộng của phong trào nuôi bò sữa và nhập khẩu bò Úc nguyên con về vỗ béo đã mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này.

Sau một thời gian bị choáng ngợp bởi những lời giới thiệu có cánh về thịt bò ngoại, người tiêu dùng tỉnh táo nhận ra rằng hàng ngon cũng có mà hàng dở cũng nhiều!

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.