Cá Chết Hàng Loạt Người Nuôi Cá Mú Lồng Khốn Đốn Ở Xã Bình Thuận (Quảng Ngãi)

Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…
Giữa cái nắng gay gắt của trưa tháng 5, hàng chục hộ dân nuôi cá ở khu vực cửa sông Đầm hì hục lôi những lồng cá dưới sông lên để vớt cá chết ra khỏi lồng. Nhìn cá chết hàng loạt, nông dân Đinh Văn Lợi tặc lưỡi chua xót: Không biết cá bị bệnh gì mà thân bị lở loét rồi chết nổi trắng lồng. Bao nhiêu vốn liếng, công sức gần cả năm trời đều tập trung cho 5 lồng cá này, giờ coi như “đi đời” cả rồi.
Không riêng gì anh Lợi mà hơn chục hộ dân nơi đây đang có nguy cơ trắng tay nếu tình trạng cá chết kéo dài, không tìm ra biện pháp khắc phục. Ông Dương Tấn Đua, một trong những hộ nuôi nhiều cá mú lồng chia sẻ: Năm 2011, gia đình tôi nuôi 4 lồng cá mú. Sau một năm, tôi thu về gần 40 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. So với những công việc khác của nhà nông thì nghề nuôi cá mú lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thấy nuôi cá có lãi nên giữa năm 2012 ông Đua vay thêm tiền để tiếp tục đầu tư nuôi 7 lồng cá mú (gần 1.000 con). Đến nay cá của ông đang chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch, trị giá gần trăm triệu đồng. Thế nhưng, số lượng cá chết cứ tăng lên mỗi ngày. “Tôi sợ đợi đến ngày thu hoạch cá sẽ chết hết”, giọng ông Đua chua chát.
Còn anh Lê Quang Khanh – một “chuyên gia” đã có thâm niên trên 10 năm nuôi cá mú lồng cho hay: Thấy cá chết với tốc độ chóng mặt, chúng tôi hoang mang quá. Bởi chưa bao giờ tôi gặp tình trạng cá chết nhiều như hiện nay. Được biết hiện tại anh Khanh có 14 lồng cá, trong đó cá sắp đến thời kỳ xuất bán là 7 lồng, nhưng đã chết gần hết, thiệt hại ước tính hơn 100 triệu đồng.
Theo những hộ nuôi cá mú lồng ở đây thì tình trạng cá bị chết đã xảy ra từ cuối năm 2012, nhưng chỉ xảy ra ở một số hộ khi cá còn nhỏ. Tuy nhiên, trong vòng một tháng trở lại đây thì tình trạng cá chết đã lan ra trên diện rộng. Hiện nay ở thôn Tuyết Diêm 2 có khoảng 20 hộ nuôi cá mú với gần 100 lồng. Nhưng sau một thời gian ngắn bùng phát bệnh thì số lượng cá chết đã chiếm trên 50%, số lượng cá còn lại cũng đang có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Hơn lúc nào hết người nuôi cá mú lồng ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận đang rất cần sự vào cuộc kịp thời của các ngành chức năng, sớm tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục để người chăn nuôi an tâm bám nghề.
Với giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg như hiện nay, cá mú đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nuôi. Nhờ nghề nuôi cá mú lồng mà nhiều hộ dân ở xã Bình Thuận có cuộc sống khấm khá hơn. Nhưng giờ đây trước tình trạng cá chết hàng loạt, “cần câu cơm” của nhiều nông dân Bình Thuận đang lung lay.
Có thể bạn quan tâm

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.

Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.

Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.