Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra

Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra
Ngày đăng: 03/11/2015

Trước đó, vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2015, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã Vĩnh Tân phát hiện cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Xã Vĩnh Tân có 181 lồng cá đang nuôi, chủ yếu nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm.

Trước thông tin cá chết, ngày 11/10, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Tân tiến hành kiểm tra hiện trường cá chết.

Kết quả kiểm tra có 87 lồng nuôi bị ảnh hưởng và số lượng cá chết khoảng 16.530 con/10 hộ nuôi, một số cá giống khoảng 10 - 20 ngày tuổi có hiện tượng nổ mắt.

Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu mẫu và trực tiếp mang đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng VI- thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng VI có kết quả bệnh cá như sau: không phát hiện bệnh Betanodavirus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và Iridovirus (RSIV) gây bệnh ở cá trong mẫu xét nghiệm; đã phát hiện vi khuẩn Vibrio alginolyticus trong mẫu xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng nuôi của Chi cục Thủy sản phân tích các chỉ tiêu: độ kiềm, độ mặn, chất rắn lơ lửng, NH3, NO2, NO3… đều cho kết quả đạt, nằm trong ngưỡng cho phép.

Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân không phải do hai loại vi rút Betanodavirus và Iridovirus gây nên.

Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Vibrio alginolyticus chỉ gây cho cá bệnh lở loét, xuất huyết làm cho cá chết rải rác, đây là bệnh thường gặp khi nuôi cá lồng bè trên biển trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng không gây chết nhanh và chết hàng loạt.

Trên thực tế, cá nuôi lồng bè bị chết nhanh và chết hàng loạt là do các nguyên nhân chủ yếu như: thủy triều đỏ, sứa độc, ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, theo khảo sát bước đầu của Chi cục Thủy sản, tại các bè nuôi không có dấu hiệu của hiện tượng thủy triều đỏ hoặc sứa độc.

Nghi vấn do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả nước thải ra khu vực nuôi lồng bè làm ô nhiễm nguồn nước.

Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản chỉ phân tích là những chỉ tiêu môi trường thông thường trong nuôi trồng thủy sản, chưa đủ các yếu tố để đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường làm cho cá chết hàng loạt bởi độc tố như: kim loại nặng, axít, các chất độc hại khác...

Vì vậy, để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân, Chi cục Thủy sản đã kiến nghị các cơ quan liên quan quan tâm đến nguyên nhân ô nhiễm môi trường do tác động từ bên ngoài; tổ chức điều tra, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường và xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu để có hướng xử lý.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô

Vịnh Lăng Cô (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), một trong những vịnh đẹp thế giới vừa giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm vì khói bụi từ các lò vôi hàu, nay đứng trước nỗi lo khác là mất dần vẻ đẹp và có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước vì tình trạng nuôi hàu ồ ạt, không có quy hoạch.

24/02/2014
Sau Tết, Người Chăn Nuôi Vẫn Chưa “Dám” Tái Đàn Sau Tết, Người Chăn Nuôi Vẫn Chưa “Dám” Tái Đàn

Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, giá thịt gia súc gia cầm không có sự tăng đột biến được xem là tín hiệu vui cho công tác nỗ lực bình ổn giá của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, bước vào vụ sản xuất mới, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa sẵn sàng tái đàn khi trước mắt họ là một thị trường đầu ra thất thường và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

24/02/2014
Cà Phê Lào Vào Việt Nam Cà Phê Lào Vào Việt Nam

Ngày 22-3, Tập đoàn Dao Heuang Group (Lào) cùng Công ty CP phân phối Blue Star (VN) đã tổ chức lễ ký kết chiến lược để Blue Star đảm nhận phân phối độc quyền các sản phẩm cà phê thương hiệu Dao coffee tại thị trường VN.

25/03/2014
Giá Cà Phê Tăng 21%, Mức Cao Nhất Kể Từ Năm 2010 Giá Cà Phê Tăng 21%, Mức Cao Nhất Kể Từ Năm 2010

Sản lượng cà phê robusta trong tuần qua giảm mạnh nhất trong vòng 4 năm do khô hạn ở Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới.

25/03/2014
Về Tình Trạng Thoái Hóa Đất Nông Nghiệp Giảm Chua Phèn Bằng Phân Bón Về Tình Trạng Thoái Hóa Đất Nông Nghiệp Giảm Chua Phèn Bằng Phân Bón

Những năm gần đây, Việt Nam ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng trong khi nhiều vùng đất bị biến đổi chất đất, tăng chua phèn. Liệu bản đồ đất đai xây dựng cách đây hàng chục năm có còn giá trị sử dụng?

25/03/2014