Cá chết hàng loạt, hàng chục hộ dân Hộ Độ trắng tay

ông Võ Viết Lượng (xóm Vĩnh Phong, xã Hộ Độ) xót xa khi cá chết hàng loạt
Ông Võ Viết Lượng ở xóm Vĩnh Phong, xã Hộ Độ có hơn 1.200 con cá chẽm bị chết từ 3 ngày nay khi mùa thu hoạch đang tới.
Cá chết đồng nghĩa với việc trắng tay.
Toàn bộ vốn liếng của gia đình và các khoản vay ngân hàng đều được ông tập trung vào đây.
Trong dòng nước mắt, ông Ông Võ Viết Lượng cho biết: “Những ngày qua, cống Đò Điệm xả nước quá mạnh kéo theo bèo xuống nên các lồng cá bị bèo cuốn chặt, mật độ bèo trên sông dày đặc, thậm chí có những lồng bị đứt dây nước cuốn trôi. Chúng tôi gần như trắng tay...”
Người dân Hộ Độ nuốt nước mắt khi vớt cá chết khỏi ao
Chị Nguyễn Thị Duyên - cán bộ phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Kiểm tra thì độ mặn giảm xuống còn 0‰.
Việc giảm độ mặn lớn như thế đã ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của cá.
Nguyên nhân là do cống Đò Điệm xả lũ làm độ mặn trên sông giảm đột ngột, đồng thời mang theo khối lượng bèo, khối lượng phù sa lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàm lượng ôxi ở trên sông giảm”.
Lồng bè nuôi cá chẽm xã Hộ Độ bị lục bình vây kín
Là vùng nuôi cá lồng bè nằm trong quy hoạch của huyện, xã nhưng việc đơn vị quản lý cống Đò Điệm xã nước không báo trước đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dân các vùng hạ lưu.
Ông Phan Đình Hinh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Chúng tôi đã kiến nghị tỉnh, huyện việc cơ quan quản lý cống Đò Điệm khi xả nước cần thông báo cho các xã hạ lưu cống, trong đó có xã Hộ Độ nhưng đến nay xã chưa hề nhận được một văn bản nào.
Theo thống kê của xã Hộ Độ đã có gần 30 lồng bè có cá chết trắng. Các lồng bè khác cá đang tiếp tục chết. Để nuôi được cá đến giai đoạn này thì các hộ đã phải bỏ ra chi phí gần trăm triệu đồng.
Người nuôi trồng nơi đây đang chồng chắt khó khăn!
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.

Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.

Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Theo kế hoạch, năm 2012, Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ hỗ trợ năm tỉnh Tây Nguyên và một số doanh nghiệp càphê trên địa bàn tổng cộng 296.000 cây giống càphê.

Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa nước nổi thay cho vụ lúa Thu đông kém hiệu quả ngày càng được nhiều nông dân áp dụng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Mô hình này góp phần thay đổi tập quán từ sản xuất độc canh 3 vụ lúa/năm, chuyển sang hình thức luân canh lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao.