Cá chết hàng loạt, hàng chục hộ dân Hộ Độ trắng tay

ông Võ Viết Lượng (xóm Vĩnh Phong, xã Hộ Độ) xót xa khi cá chết hàng loạt
Ông Võ Viết Lượng ở xóm Vĩnh Phong, xã Hộ Độ có hơn 1.200 con cá chẽm bị chết từ 3 ngày nay khi mùa thu hoạch đang tới.
Cá chết đồng nghĩa với việc trắng tay.
Toàn bộ vốn liếng của gia đình và các khoản vay ngân hàng đều được ông tập trung vào đây.
Trong dòng nước mắt, ông Ông Võ Viết Lượng cho biết: “Những ngày qua, cống Đò Điệm xả nước quá mạnh kéo theo bèo xuống nên các lồng cá bị bèo cuốn chặt, mật độ bèo trên sông dày đặc, thậm chí có những lồng bị đứt dây nước cuốn trôi. Chúng tôi gần như trắng tay...”
Người dân Hộ Độ nuốt nước mắt khi vớt cá chết khỏi ao
Chị Nguyễn Thị Duyên - cán bộ phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Kiểm tra thì độ mặn giảm xuống còn 0‰.
Việc giảm độ mặn lớn như thế đã ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của cá.
Nguyên nhân là do cống Đò Điệm xả lũ làm độ mặn trên sông giảm đột ngột, đồng thời mang theo khối lượng bèo, khối lượng phù sa lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàm lượng ôxi ở trên sông giảm”.
Lồng bè nuôi cá chẽm xã Hộ Độ bị lục bình vây kín
Là vùng nuôi cá lồng bè nằm trong quy hoạch của huyện, xã nhưng việc đơn vị quản lý cống Đò Điệm xã nước không báo trước đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dân các vùng hạ lưu.
Ông Phan Đình Hinh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Chúng tôi đã kiến nghị tỉnh, huyện việc cơ quan quản lý cống Đò Điệm khi xả nước cần thông báo cho các xã hạ lưu cống, trong đó có xã Hộ Độ nhưng đến nay xã chưa hề nhận được một văn bản nào.
Theo thống kê của xã Hộ Độ đã có gần 30 lồng bè có cá chết trắng. Các lồng bè khác cá đang tiếp tục chết. Để nuôi được cá đến giai đoạn này thì các hộ đã phải bỏ ra chi phí gần trăm triệu đồng.
Người nuôi trồng nơi đây đang chồng chắt khó khăn!
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.