Cá Chép Rẻ Như Bèo

Một đống cá chép loại nhỏ bày bán tại chợ Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (ảnh) được tiểu thương rao bán lẻ giá 8.000 đồng/kg (giảm khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg so với đầu vụ cá ruộng), dù rẻ nhưng cũng ít người mua.
Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.
Thu hoạch đồng loạt, làm cho sản lượng cá này về chợ nhiều, nhưng cá kích cỡ nhỏ và dễ chết như vậy, dẫn đến cá chép giá thấp ở những ngày qua... Nhiều hộ nuôi cá ruộng có kinh nghiệm thường thiết kế hệ thống mương trữ cá, đợi hết mùa cá ruộng mới xuất bán, giá bán cao hơn.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18334B/Ca_chep_re_nhu_beo.aspx
Có thể bạn quan tâm

Tháng 10, đi dọc tuyến quốc lộ 15A ngược ngàn Hương Khê, chúng tôi bắt gặp không ít sạp bán cam “di động”. Càng đi về trung tâm huyện Hương Khê, cam bày bán càng nhiều. Đây cũng là thời điểm cam Khe Mây - đặc sản của vùng vào vụ thu hoạch...

Sau 3 ngày, 3 đêm lênh đênh trên biển, những chuyến đánh bắt cá của ngư dân Việt có sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản đã cập bờ.

Bình quân mỗi cây phật phủ sẽ cho 40 - 50 trái đối với cây 1 năm tuổi và nếu chăm sóc tốt hơn cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn. Phật thủ chỉ bán trái chứ không bán ký. Mỗi trái dao động từ 120.000 đồng - 150.000 đồng/trái (tùy theo trái lớn, nhỏ).

Hạt lúa non sau khi rang trên chảo gang đúc được đưa vào cối giã. Trung bình giã và sàng sảy từ 5 – 8 lần mới thành cốm. Hạt cốm ngon phải có màu xanh, hạt dẹt, thơm, dẻo, ăn có vị ngọt ngậy.
Việc nhiều nước, trong đó có những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Brazil, Ấn Độ, Indonesia hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó, nhất là hàng nông, thủy sản.