Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ca Cao UTZ Lợi Đủ Đường

Ca Cao UTZ Lợi Đủ Đường
Ngày đăng: 22/03/2012

KHOÁI TRỒNG "CA CAO UTZ" 
Gia đình ông Nguyễn Hoàng Sơn, ngụ ấp Hòa Thành, Chợ Gạo, Tiền Giang là một trong số hàng trăm hộ trong xã tham gia trồng ca cao theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified. Ông cho biết: Trước đây chỉ trồng có dừa thu nhập rất thấp. Nhưng khi tham gia chương trình trồng ca cao sạch, hữu cơ xen dừa thì cuộc sống gia đình khấm khá hẳn lên. 
Với 1ha ca cao xen dừa, mỗi tháng ông Sơn thu được 4- 5 tạ trái tươi bán với giá 4.650 đ/kg, được bao tiêu sản phẩm 100%. Hiện giá thị trường chỉ 4.000 đ/kg, nhưng ca cao của ông trồng theo UTZ nên được thưởng thêm mỗi ký 650 đồng (cao hơn 16% giá thị trường). 
Tương tự, nông dân Nguyễn Văn Phi, ngụ cùng ấp Hòa Thành khẳng định: “Trồng ca cao theo UTZ chẳng quá khó khăn, giá bán lại cao, môi trường sạch sẽ và tốt cho người dùng nên gia đình ủng hộ tham gia ngay từ năm 2005. Hiện 8.000 m2 ca cao trồng xen dừa của tôi chỉ sử dụng phân chuồng, phân xanh và không phun xịt bất cứ loại thuốc BVTV nào nên cứ thu hoạch là được bao tiêu hết, mỗi năm gia đình tăng thêm thu nhập vài chục triệu đồng so với độc canh cây dừa trước đây”. 
Cùng với hai hộ nông dân trên, tại Chợ Gạo đã có hàng trăm gia đình khác đạt hiệu quả kinh tế cao từ trồng ca cao UTZ xen vườn dừa. HTX Ca cao Chợ Gạo là nơi tập hợp đông đảo các nông hộ trồng ca cao theo chuẩn quốc tế. Mới đây HTX được cấp Giấy chứng nhận SX ca cao UTZ Certified.

Cụ thể, trong tổng số 423 nông hộ trồng ca cao trong vùng dự án, đến nay đã có 255 hộ với 147 ha ca cao được công nhận SX theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ. Để đạt được Giấy chứng nhận UTZ các nông hộ phải SX ca cao theo bộ nguyên tắc hữu cơ của UTZ Certified, trong đó áp dụng 72/174 tiêu chí bắt buộc phải thực hiện trong năm thứ nhất. 
Các tiêu chí nhấn mạnh đến nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 1 năm. Vì thế, để đảm bảo có thị trường tiêu thụ ổn định, vấn đề quản lý chất lượng mang tính lâu dài, bền vững sẽ phải được các địa phương quan tâm triển khai liên tục. 
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Hòa Định cho biết: “Do thấy được hiệu quả kinh tế của trồng ca cao sạch, chất lượng cao nên cả xã đều đồng lòng quyết tâm thực hiện nâng diện tích ca cao đạt chuẩn ra toàn xã. Chỉ tính trong khoảng hơn 1 năm qua, Hòa Định đã có thêm 100 ha ca cao xen dừa, nâng tổng diện tích lên 450 ha, trong đó có 150 ha được chứng nhận UTZ”. 
Ông Nhàn cũng khẳng định, kể từ năm 2005, thời điểm xã Hòa Định tham gia trồng ca cao, đến nay mỗi ha ca cao xen dừa cho thu nhập tăng khoảng 30%. Đặc biệt, trái ca cao Chợ Gạo được đánh giá có chất lượng và mùi thơm rất đặc trưng nên được các DN thu mua bao tiêu với giá tốt. “Đây chính là điểm thuận lợi để nông dân phấn khởi tự nguyện đẩy mạnh mở rộng diện tích ca cao UTZ, đi đầu trong phát triển ca cao sạch, an toàn, bền vững trong cả nước”, ông Nhàn nói. 
ĐẦU RA RỘNG MỞ 
Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Gạo cho biết, việc nông dân quan tâm phát triển ca cao sạch, hữu cơ, theo tiêu chuẩn quốc tế là do hiệu quả của chương trình UTZ. Trồng ca cao xen dừa không ảnh hưởng đến quỹ đất, đồng thời tăng năng suất cây dừa và tạo ra nguồn thu nhập lớn từ ca cao gấp khoảng 2 lần nếu chỉ trồng mỗi dừa. 
Việc đẩy mạnh trồng ca cao đạt UTZ giúp nông dân có sản phẩm chất lượng, tăng thu nhập, thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt Cty Cargill đã cam kết thu mua 100% ca cao chứng nhận UTZ với giá cao. Cty Halba của Thụy Sĩ, Cty Ritter Sport cũng đã cử chuyên gia ca cao đến tìm hiểu diện tích trồng ca cao hữu cơ tại Việt Nam và cam kết sẽ thu mua với giá tốt với yêu cầu phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế… 
Nhiều nông dân sau vài năm trồng ca cao đã khẳng định, loài cây này trước đây được coi là một cây trồng phụ xen trong các loại cây trồng khác nhằm tận dụng đất trồng và tăng thu nhập cho bà con. Nhưng với giá cả khá và thu nhập ổn định, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, cây ca cao (đặc biệt là diện tích đạt UTZ) sẽ trở thành cây trồng chủ lực của bà con. 
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của người dân trồng ca cao hiện nay là dịch hại từ sóc hoang đang hoành hành dữ dội và nguy cơ mất kiểm soát nếu không có biện pháp hữu hiệu để phòng trừ. Ông Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Hòa Định khẳng định: “Có tới 50% sản lượng ca cao của xã bị sóc hoang phá hại. Người dân cũng đã dùng đủ mọi cách để diệt trừ, đặt bẫy nhưng vẫn không hiệu quả. Chúng tôi coi sóc là loại dịch hại chính làm giảm hiệu quả từ vườn ca cao nhưng đến nay bên ngành BVTV vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý”.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Chợ Gạo:

"Vài năm trở lại đây, đàn sóc hoang dã tăng gấp 2- 3 lần. Trước đây cơ quan chức năng cho người dân dùng súng hơi để diệt thì hiệu quả rất rõ. Nhưng do dùng súng rất nguy hiểm nên chính quyền không cho sử dụng nữa.

Vì vậy đàn sóc tăng rất mạnh, khó kiểm soát. Hiện người dân vẫn sử dụng các biện pháp như bẫy chuột truyền thống, dùng bẫy thòng lọng hoặc treo chuông gió (bằng lon bia, nước ngọt)… để xua đuổi, hạn chế sự phá hoại của lũ sóc hoang."


Có thể bạn quan tâm

Người dân bắt được loài cá lạ Người dân bắt được loài cá lạ

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

05/08/2015
Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ vấn đề cần quan tâm Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ vấn đề cần quan tâm

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

05/08/2015
Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình (Hà Giang) Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình (Hà Giang)

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.

05/08/2015
Bình Thuận khai thác hải sản đạt hơn 98.200 tấn Bình Thuận khai thác hải sản đạt hơn 98.200 tấn

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến.

05/08/2015
Nghề trúm lươn ở Yên Thành (Nghệ An) Nghề trúm lươn ở Yên Thành (Nghệ An)

Đặc sản lươn đồng Nghệ An nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc nhưng ít ai biết để có món lươn đặc sản đó, người nông dân đã vất vả sớm hôm

05/08/2015