Cá Bống Tượng Chết Hàng Loạt Là Do Bị Ghẻ

Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan. Để ngăn chặn bệnh này lây lan ra diện rộng, chính quyền địa phương cử các đoàn cán bộ kỹ thuật đi khảo sát, nắm lại diện tích và hướng dẫn bà con cách phòng trị nhằm giảm thiệt hại thấp nhất cho nhà nông.
Liên tục trong nhiều ngày qua, mô hình nuôi cá bống tượng cho hiệu quả kinh tế cao ở huyện Hồng Dân xảy ra bệnh và chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi cá không tìm ra nguyên nhân, lo sợ thua lỗ nên thu hoạch bán chốt lời. Nhưng do cá chưa đến lứa thu hoạch, bán giá thấp nên không ít hộ thua lỗ nặng.
Trước đây, cá bống tượng rất dễ nuôi, nhưng gần đây do giá thương phẩm loại cá này trên thị trường tăng cao, nên người dân phát triển nuôi mới ồ ạt. Nhiều hộ dân không áp dụng đúng quy trình khoa học, kỹ thuật, thả con giống nuôi quá dầy, mua giống cá không đảm bảo chất lượng; nguồn nước, ao hồ chưa phù hợp dẫn đến cá bị bệnh hàng loạt.
Huyện Hồng Dân có diện tích nuôi cá bống tường hàng trăm héc-ta. Nhưng gần đây giá cá bống tượng liên tục tăng cao (khoảng 500.000 đồng/kg), nên diện tích nuôi mới tiếp tục mở rộng, ngoài quy hoạch, gây không ít khó khăn cho ngành chuyên môn cũng như sự quản lý của chính quyền địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…