Cá Bị Lở Loét Là Do Nhiễm Khuẩn

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.
Trước tình trạng nhiều hộ dân nuôi cá ở xã Phước Chỉ (Trảng Bảng) bị thiệt hại vì hàng ngàn con cá lóc đầu vuông nuôi trong vèo xuất hiện các vết lở loét, ngành chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và đã xác định cá bị lở loét là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas sp và nấm Saprolegnia sp.
Ngay khi xác định được nguyên nhân cá bị bệnh, ngành chức năng đã hướng dẫn bà con các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh những thiệt hại tương tự.
Sau Tết Giáp Ngọ, 90 hộ dân ở xã Phước Chỉ gần như “chết đứng” khi hơn 66.000 con cá lóc đầu vuông (tương đương 16,5 tấn) của các hộ bị lở loét ở phần đầu, mép dưới miệng cá, bụng và lưng… và chết. Tổng thiệt hại ước trên 612 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".

Trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11/2013, nghe thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.