Cá Bị Lở Loét Là Do Nhiễm Khuẩn

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.
Trước tình trạng nhiều hộ dân nuôi cá ở xã Phước Chỉ (Trảng Bảng) bị thiệt hại vì hàng ngàn con cá lóc đầu vuông nuôi trong vèo xuất hiện các vết lở loét, ngành chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và đã xác định cá bị lở loét là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas sp và nấm Saprolegnia sp.
Ngay khi xác định được nguyên nhân cá bị bệnh, ngành chức năng đã hướng dẫn bà con các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh những thiệt hại tương tự.
Sau Tết Giáp Ngọ, 90 hộ dân ở xã Phước Chỉ gần như “chết đứng” khi hơn 66.000 con cá lóc đầu vuông (tương đương 16,5 tấn) của các hộ bị lở loét ở phần đầu, mép dưới miệng cá, bụng và lưng… và chết. Tổng thiệt hại ước trên 612 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình người trồng lúa ngày càng gặp nhiều khó khăn do giá lúa bấp bênh, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã chủ động phá thế độc canh của cây lúa, trồng xen 1 hoặc 2 vụ màu. Mô hình đang phát huy hiệu quả tốt...

Với 3 hộ ở xã Tri Hải, Ninh Hải tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con.

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.