Cá Bị Lở Loét Là Do Nhiễm Khuẩn

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.
Trước tình trạng nhiều hộ dân nuôi cá ở xã Phước Chỉ (Trảng Bảng) bị thiệt hại vì hàng ngàn con cá lóc đầu vuông nuôi trong vèo xuất hiện các vết lở loét, ngành chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và đã xác định cá bị lở loét là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas sp và nấm Saprolegnia sp.
Ngay khi xác định được nguyên nhân cá bị bệnh, ngành chức năng đã hướng dẫn bà con các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh những thiệt hại tương tự.
Sau Tết Giáp Ngọ, 90 hộ dân ở xã Phước Chỉ gần như “chết đứng” khi hơn 66.000 con cá lóc đầu vuông (tương đương 16,5 tấn) của các hộ bị lở loét ở phần đầu, mép dưới miệng cá, bụng và lưng… và chết. Tổng thiệt hại ước trên 612 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.

Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.