Cá Bè Trên Sông Chà Và (Long Sơn) Lại Chết Hàng Loạt

8 hộ nuôi bị thiệt hại gần 3 tấn cá bớp
Theo thông tin khẩn qua điện thoại của ông Dương Văn Hùng, một hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, thuộc địa bàn xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu), từ 10 giờ sáng ngày 25–12, cá nuôi trong các nhà lồng bè ở vùng nuôi số 2 theo Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và, có hiện tượng ngộp nước và chết hàng loạt. 8 hộ nuôi có số lượng cá chết nhiều là: Dương Văn Hùng, Dương Văn Thanh, Lê Văn Phê, Nguyễn Tấn Phúc, Lê Văn Công, Nguyễn Văn Sang, Võ Văn Hùng, Phạm Văn Bé. Thiệt hại khoảng 3 tấn cá bớp/1.100 con.
Ông Dương Văn Hùng cho hay, thời điểm xảy ra cá chết, các hộ dân nuôi trồng ở khu vực này thấy nước có màu tím thẫm, bốc mùi hôi từ khu vực thượng nguồn, phía cổng số 6 Tân Hải – khu vực chế biến hải sản của huyện Tân Thành – đổ mạnh xuống vùng nuôi.
Các hộ dân đã thông báo cho nhau và thực hiện biện pháp chạy ghe máy, quạt chân vịt đẩy luồng nước này ra giữa dòng, nhưng cá bớp nuôi trong lồng vẫn nổi đầu lên đớp nước, rồi nhảy dựng khỏi mặt nước, trên da nổi những đốm bông trắng và chết hàng loạt. Hầu hết cá bớp của các hộ nuôi đang vào tháng thứ 6 – 8 có trọng lượng 2 – 3 kg/con.
Được thông tin này, cán bộ của Phòng nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản), Phòng Kiểm dịch, Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y) thuộc Sở NN&PTNT cùng với cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh), đã đến hiện trường ghi nhận thông tin từ người dân, quan sát thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá chết để làm cơ sở đánh giá nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.
Theo nhìn nhận của ông Huỳnh Văn Thêm, Chi cục phó Chi cục thú y, tình trạng cá chết hàng loạt vào thời điểm nước ròng, nước có mùi hôi và trên da cá chết đều nổi bông trắng, thì nhiều khả năng là do ô nhiễm nguồn nước. Như vậy, đây là đợt thứ 2 trong năm 2013 xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt. Đợt 1 vào ngày 15 – 9, có 14.700 con cá bớp và cá chim của 5 hộ bị chết với nguyên nhân được xác định là do ô nhiễm nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 25 năm nay, 48 hộ dân ở tổ 4, thôn Kế Xuyên 1, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã thoát nghèo, nuôi con ăn học nhờ trồng rau diếp cá. Địa phương đang xây dựng thương hiệu cho loại rau này.

Nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở là thói quen lâu đời của bà con các dân tộc vùng cao nói chung và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bởi xuất phát từ việc muốn bảo vệ gia súc khỏi bị thú dữ ăn thịt, cũng như để tiện quản lý, chăm sóc vật nuôi.

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội vừa tổ chức ra mắt chuỗi liên kết chăn nuôi và khai trương 5 cửa hàng tiêu thụ thực phẩm an toàn (sản phẩm của Cty CP Cộng đồng Green Food Hà Nội).

Ông Nguyễn Thanh Sơn, nhà vườn trồng xoài ở thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, Bến Tre, cho biết: Chưa năm nào xoài giống Đài Loan rớt giá thê thảm như năm nay.

Cây trồng khiến bà con quan tâm lựa chọn để trồng trong mùa mưa này, chính là giống tiêu ghép cây rừng Amazon. Đây là giống tiêu có bộ rễ khoẻ, khả năng chống rầy, chống bệnh chết nhanh, chết chậm cao và đặc biệt không sợ bị úng nước.