Cá Bè Trên Sông Chà Và (Long Sơn) Lại Chết Hàng Loạt

8 hộ nuôi bị thiệt hại gần 3 tấn cá bớp
Theo thông tin khẩn qua điện thoại của ông Dương Văn Hùng, một hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, thuộc địa bàn xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu), từ 10 giờ sáng ngày 25–12, cá nuôi trong các nhà lồng bè ở vùng nuôi số 2 theo Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và, có hiện tượng ngộp nước và chết hàng loạt. 8 hộ nuôi có số lượng cá chết nhiều là: Dương Văn Hùng, Dương Văn Thanh, Lê Văn Phê, Nguyễn Tấn Phúc, Lê Văn Công, Nguyễn Văn Sang, Võ Văn Hùng, Phạm Văn Bé. Thiệt hại khoảng 3 tấn cá bớp/1.100 con.
Ông Dương Văn Hùng cho hay, thời điểm xảy ra cá chết, các hộ dân nuôi trồng ở khu vực này thấy nước có màu tím thẫm, bốc mùi hôi từ khu vực thượng nguồn, phía cổng số 6 Tân Hải – khu vực chế biến hải sản của huyện Tân Thành – đổ mạnh xuống vùng nuôi.
Các hộ dân đã thông báo cho nhau và thực hiện biện pháp chạy ghe máy, quạt chân vịt đẩy luồng nước này ra giữa dòng, nhưng cá bớp nuôi trong lồng vẫn nổi đầu lên đớp nước, rồi nhảy dựng khỏi mặt nước, trên da nổi những đốm bông trắng và chết hàng loạt. Hầu hết cá bớp của các hộ nuôi đang vào tháng thứ 6 – 8 có trọng lượng 2 – 3 kg/con.
Được thông tin này, cán bộ của Phòng nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản), Phòng Kiểm dịch, Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y) thuộc Sở NN&PTNT cùng với cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh), đã đến hiện trường ghi nhận thông tin từ người dân, quan sát thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá chết để làm cơ sở đánh giá nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.
Theo nhìn nhận của ông Huỳnh Văn Thêm, Chi cục phó Chi cục thú y, tình trạng cá chết hàng loạt vào thời điểm nước ròng, nước có mùi hôi và trên da cá chết đều nổi bông trắng, thì nhiều khả năng là do ô nhiễm nguồn nước. Như vậy, đây là đợt thứ 2 trong năm 2013 xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt. Đợt 1 vào ngày 15 – 9, có 14.700 con cá bớp và cá chim của 5 hộ bị chết với nguyên nhân được xác định là do ô nhiễm nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015 - 2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.

Thời gian gần đây, xuất hiện thông tin một số vùng rau của Hà Nội, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cực độc để phun cho rau. Ngành nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành rà soát lại các vùng RAT trên địa bàn cho thấy, đây là thông tin mang tính quy chụp, gây hoang mang dư luận...
Trong 2 năm (từ 2015 đến 2017), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai đề tài “Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm phù hợp với điều kiện canh tác huyện Khánh Sơn".

Mặc dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng trên 5 triệu tấn ngô. Do đó việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu đang được ngành nông nghiệp kỳ vọng lớn.

Theo Chi cục Thủy lợi, đến ngày 9-8, toàn tỉnh Bắc Giang còn khoảng 1 nghìn ha lúa ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên tiêu bằng hệ thống tự chảy vẫn bị ngập úng do mực nước sông cao. Ước tính, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn ha lúa mất trắng sau đợt mưa lũ vừa qua.