Cá anh vũ Campuchia ươn thối về Việt Nam làm đặc sản

Thời gian gần đây, cá anh vũ có nguồn gốc từ Campuchia đang được vận chuyển, tiêu thụ tại Việt Nam với số lượng khá lớn.
Theo ông Nguyễn Minh Tuệ, Giám đốc Marketing một công ty thực phẩm, cá anh vũ được đánh bắt tại Campuchia, có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Không được sơ chế, cá được bảo quản thô sơ bằng đá và vận chuyển bằng xe máy qua 60-70km đường rừng để về Đức Cơ (Gia Lai).
Sau đó, khách hàng từ TP.HCM, Hà Nội bay vào Pleiku (Gia Lai) sau đó đến Đức Cơ chọn mua loại cá này. Khi đó, cá mới được sơ chế (mổ bỏ ruột) để tiếp tục cấp đông, vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không vào sâu trong nội địa.
Ông Tuệ tiết lộ, tại Đức Cơ, khách hàng chỉ mua cá anh vũ Campuchia với giá 200.000 đồng/kg, ra đến thị trường, giá cá vào tầm khoảng 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Cá anh vũ Campuchia
Nhưng, khi vào đến nhà hàng, giá cá có thể đội lên từ 800.000 tới cả triệu đồng một ký, bởi khách hàng khó có thể phân biệt được nguồn gốc của loài cá này. Chưa kể, các loại tương tự như cá anh vũ cũng có nhiều.
Vì bảo quản không đúng cách nên chất lượng cá anh vũ Campuchia được đánh bắt tại thượng nguồn sông Mê kông kém xa so với cá anh vũ được đánh bắt tại sông Sesan Tây Nguyên, càng không thể so sánh với cá anh vũ sông Bạch Hạc, ông Tuệ cho hay.
“Thậm chí, có lần tôi nhập một chuyến cá anh vũ Campuchia về bán thử, có 3 con thì 2 con đảm bảo yêu cầu, 1 con khách hàng phàn nàn về mùi vị nên từ đó tôi không dám mua hàng từ nguồn này nữa”, ông nói.
Anh vũ là loại cá lớn, ăn nhiều, đặc biệt là rong rêu. Nếu không sơ chế bỏ ruột trước khi cấp đông, cá sẽ bị thối từ trong ra ngoài. Thế nên, có những con cá khi mổ ra đã thối từ xương.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cá anh vũ với chất lượng khác nhau lẫn lộn. Chính vì vậy, nếu khách không tường tận về con cá này sẽ không hiểu tại sao giá cá lại chênh lệch nhau như vậy. Ông Tuệ lưu ý, nếu ăn tại các nhà hàng hải sản dọc đường, nhất là ở khu vực phía Nam, rất có thể khách ăn nhầm cá anh vũ chất lượng kém có nguồn gốc từ Campuchia.
Cá anh vũ Campuchia được ướp thô sơ bằng đá, vận chuyển qua quãng đường dài nên chết hết
Sau đó chúng được bảo quản... trong chiếc tủ cấp đông to, dài đến 4m
Con cá này rất nhanh chết nên việc sơ chế thủ công đã làm cá suy giảm chất lượng, về đến Việt Nam cá khô cháy, mất hết nhớt, thậm chí còn bị ươn thối.
Khi có khách đến mua, cá mới được rã đông
Rồi vứt đống trên mặt đất như thế này
Sau đó, cá anh vũ mới dược đưa vào sơ chế
Moi bỏ ruột Cá anh vũ có khá to, ăn nhiều rong rêu nên ruột của chúng khá nhiều. Nếu không mổ ra bỏ sớm sẽ bị thối, ảnh hưởng đến chất lượng cá.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

Năng động và nhạy bén, bước đầu họ đã thu được những thành công trên con đường làm giàu chính đáng. Thành công của họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn mở ra các hướng làm ăn, tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn Kiên Giang.

Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.

Ngày 15-6, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá dìa, kình nuôi xen ghép trên phá Tam Giang bị chết là do năm 2012 thời tiết không xảy ra mưa lũ nên các ao, hồ trước khi thả nuôi con giống không được rửa sạch; nắng nóng kèm theo mưa giông những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây hại sinh sôi. Ngoài ra, các hộ nuôi thả cá với mật độ quá dày 15-20 con/m², trong khi quy định cá dìa, kình thả 2 con/m² khiến cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh.

Thông tin từ các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sau một thời gian dài thịt heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33 – 34 ngàn đồng/kg, khoảng 10 ngày trở lại đây, giá heo trên địa bàn tỉnh đã tăng trở lại, lên mức từ 37 – 40 ngàn đồng/kg, tăng từ 3 – 5 ngàn đồng/kg.