Cá anh vũ Campuchia ươn thối về Việt Nam làm đặc sản

Thời gian gần đây, cá anh vũ có nguồn gốc từ Campuchia đang được vận chuyển, tiêu thụ tại Việt Nam với số lượng khá lớn.
Theo ông Nguyễn Minh Tuệ, Giám đốc Marketing một công ty thực phẩm, cá anh vũ được đánh bắt tại Campuchia, có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Không được sơ chế, cá được bảo quản thô sơ bằng đá và vận chuyển bằng xe máy qua 60-70km đường rừng để về Đức Cơ (Gia Lai).
Sau đó, khách hàng từ TP.HCM, Hà Nội bay vào Pleiku (Gia Lai) sau đó đến Đức Cơ chọn mua loại cá này. Khi đó, cá mới được sơ chế (mổ bỏ ruột) để tiếp tục cấp đông, vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không vào sâu trong nội địa.
Ông Tuệ tiết lộ, tại Đức Cơ, khách hàng chỉ mua cá anh vũ Campuchia với giá 200.000 đồng/kg, ra đến thị trường, giá cá vào tầm khoảng 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Cá anh vũ Campuchia
Nhưng, khi vào đến nhà hàng, giá cá có thể đội lên từ 800.000 tới cả triệu đồng một ký, bởi khách hàng khó có thể phân biệt được nguồn gốc của loài cá này. Chưa kể, các loại tương tự như cá anh vũ cũng có nhiều.
Vì bảo quản không đúng cách nên chất lượng cá anh vũ Campuchia được đánh bắt tại thượng nguồn sông Mê kông kém xa so với cá anh vũ được đánh bắt tại sông Sesan Tây Nguyên, càng không thể so sánh với cá anh vũ sông Bạch Hạc, ông Tuệ cho hay.
“Thậm chí, có lần tôi nhập một chuyến cá anh vũ Campuchia về bán thử, có 3 con thì 2 con đảm bảo yêu cầu, 1 con khách hàng phàn nàn về mùi vị nên từ đó tôi không dám mua hàng từ nguồn này nữa”, ông nói.
Anh vũ là loại cá lớn, ăn nhiều, đặc biệt là rong rêu. Nếu không sơ chế bỏ ruột trước khi cấp đông, cá sẽ bị thối từ trong ra ngoài. Thế nên, có những con cá khi mổ ra đã thối từ xương.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cá anh vũ với chất lượng khác nhau lẫn lộn. Chính vì vậy, nếu khách không tường tận về con cá này sẽ không hiểu tại sao giá cá lại chênh lệch nhau như vậy. Ông Tuệ lưu ý, nếu ăn tại các nhà hàng hải sản dọc đường, nhất là ở khu vực phía Nam, rất có thể khách ăn nhầm cá anh vũ chất lượng kém có nguồn gốc từ Campuchia.
Cá anh vũ Campuchia được ướp thô sơ bằng đá, vận chuyển qua quãng đường dài nên chết hết
Sau đó chúng được bảo quản... trong chiếc tủ cấp đông to, dài đến 4m
Con cá này rất nhanh chết nên việc sơ chế thủ công đã làm cá suy giảm chất lượng, về đến Việt Nam cá khô cháy, mất hết nhớt, thậm chí còn bị ươn thối.
Khi có khách đến mua, cá mới được rã đông
Rồi vứt đống trên mặt đất như thế này
Sau đó, cá anh vũ mới dược đưa vào sơ chế
Moi bỏ ruột Cá anh vũ có khá to, ăn nhiều rong rêu nên ruột của chúng khá nhiều. Nếu không mổ ra bỏ sớm sẽ bị thối, ảnh hưởng đến chất lượng cá.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.

Gần đây, nhiều vườn hồ tiêu trên địa bàn Quảng Trị bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế và gây tâm lý lo lắng cho người dân.