Bưởi Phúc Trạch Được Mùa

Hương Khê (Hà Tĩnh) hiện có 1.200 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó xã Hương Trạch có diện tích lớn nhất với 200 ha.
Hiện toàn huyện có 1.050 ha bưởi đã cho thu hoạch với niềm vui được mùa, được giá.
Ông Nguyễn Văn Cường (xã Lộc Yên, Hương Khê) phấn khởi cho biết: “Nhà tôi trồng gần 400 gốc bưởi nhưng chỉ mới hơn 100 gốc cho thu hoạch. Mùa này chúng tôi thu gần 6.000 quả, tất cả đều được thương lái đặt mua tại vườn với giá 50 ngàn đồng/quả, giá bán lẻ từ 70 – 100 ngàn đồng/quả”.
“Là loại cây kinh tế chủ lực, huyện Hương Khê đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân nhằm nhân rộng, phát triển, hồi sinh cây bưởi Phúc Trạch. Sản lượng bưởi năm nay toàn huyện ước đạt hơn 5.000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng.
Chúng tôi đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ ban hành quy chế quản lí và sử dụng, chỉ dẫn địa lí bưởi Phúc Trạch, quy định về kiểm soát chất lượng sản phẩm; sử dụng hệ thống tem nhãn tạo sản phẩm lâu bền cho đặc sản này”, ông Nguyễn Xuân Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết.
Năm nay, buởi Phúc Trạch tại Hương Đô, Hương Trạch, Gia Phố, Lộc Yên…đều được mùa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung.

Thời tiết năm 2013 diễn biến không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện sớm, kéo dài xen kẽ các đợt gió mùa, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch lớn, giữa năm hai cơn bão số 5 và số 6 diễn ra liên tiếp, các yếu tố trên đã làm cho môi trường nuôi bị xáo động lớn, tôm, các con nuôi bị chết ở các vùng bãi bồi ven biển và vùng nội đồng các huyện như Nho Quan, Yên Mô.

Sáng 13-1, ông Nguyễn Văn Lắm cho biết vừa cào bắt được con cá chình nước ngọt cân nặng hơn 8,5 kg trên tuyến Kênh Xáng thuộc xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản.

Khu bảo vệ thủy sản (BVTS) Cồn Chìm (Vinh Phú) thành lập thí điểm cuối năm 2009, được bà con ngư dân hưởng ứng và đồng thuận cao. Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 10 khu BVTS giúp tôm, cá có nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, cá ở đầm phá.