Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi Phúc Trạch đại thắng

Bưởi Phúc Trạch đại thắng
Ngày đăng: 04/09/2015

Anh Hoàng Văn Tú (xóm Kim Sơn, xã Hương Trạch) phấn khởi khi bưởi năm nay vừa được mùa, vừa được giá. Vườn bưởi gia đình anh Tú năm nay cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Từ Hà Linh, Hương Thủy lên đến Lộc Yên, Phúc Trạch, Hương Trạch... ở đâu bưởi cũng trĩu cành. Theo Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, toàn huyện hiện có 1.500 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó khoảng hơn 1.000 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 45 tấn/1 ha.

Vườn bưởi gia đình anh Nguyễn Văn Phước (xóm Ngọc Bội, xã Hương Trạch) cho hơn 5.000 quả, hứa hẹn sẽ đem lại khoản thu nhập rất lớn cho gia đình.

Anh Phước và cây bưởi đặc biệt có hơn 200 quả

Chị Bùi Thị Hoa (xóm 11, xã Phúc Trạch) lựa bưởi quà cho khách đến mua

Theo khảo sát của chúng tôi, nếu bán ngang tại vườn, giá bưởi đổ đồng 40 nghìn đồng/quả, với bưởi loại I (dùng làm quà tặng) có giá giao động từ 90-100 nghìn đồng/quả.

Một lượng lớn bưởi Phúc Trạch được tiêu thụ qua “chợ bưởi” tự phát tại thị trấn Hương Khê, mở từ khoảng 3 đến 6 giờ sáng. Ước chừng mỗi ngày có khoảng 20.000 quả bưởi được tiêu thụ ở đây. Qua các thương lái, chủ yếu bưởi được đưa ra Hà Nội, Vinh, về TP. Hà Tĩnh hoặc vào Đồng Hới (Quảng Bình)

Các kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy, trong số hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất.

Bưởi Phúc trạch được xếp vào các giống cây trồng có nguồn gien quý và hiếm, được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục các giống cây trồng cấm xuất khẩu.

Hiện, bưởi Phúc Trạch đã được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu trên các trang web (http://www.vietnamemb.se) như là một đặc sản của đất nước với bạn bè thế giới.

Năm 2006, bưởi Phúc Trạch được chọn là một trong những món quà tiếp các đại biểu dự Hội nghị APEC tại Hà Nội.


Có thể bạn quan tâm

8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản 8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

07/09/2015
Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

07/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

07/09/2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

07/09/2015
Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

07/09/2015