Bưởi da xanh ruột hồng ở Bảo Quang

Bưởi da xanh ruột hồng để lâu hơn 15 ngày dùng rất ngon, không hạt, không chua, không khô, lành tính…
Loại bưởi này rất dễ nhân giống theo phương pháp chiết cành (bó nhánh), cành chiết ra vẫn giữ y đặc tính cây mẹ, rất dễ trồng và phát triển nhanh ở vùng Long Khánh.
Ở xã Bảo Quang, hiện đã có trên chục hộ nông dân tham gia trồng bưởi da xanh ruột hồng với diện tích trên 50 hécta.
“Dòng bưởi da xanh ruột hồng sẽ có giá tại vườn khoảng 40 - 45 ngàn đồng/kg. Một trái bưởi loại 1 cũng nặng khoảng 2kg.
Một hécta cho trái từ 2 năm trở lên có thể cho sản lượng khoảng 30 tấn trái.
Mỗi năm cho thu nhập cũng khá ổn định”- bà Năm Phỉnh (ấp 18 Gia Đình, xã Bảo Quang) có vườn bưởi rộng trên 1 hécta đã cho trái từ 10 - 15 năm nay cho biết như trên.
Chủ tịch UBND xã Bảo Quang Trần Công Nghị cho hay:
“Còn rất nhiều vùng đất trống nông dân đang chuẩn bị xuống bưởi, do các loại cây cà phê, chôm chôm già cỗi, phải thay đổi cơ cấu cây trồng.
Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng, là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở xã Bảo Quang này”.
Trao đổi về việc tại sao chưa thể lập các tổ hợp tác cây bưởi để sản xuất theo mô hình nông nghiệp tốt, giúp cho sản phẩm chất lượng và có nhiều hướng ra hơn, Chủ tịch UBND xã Bảo Quang cho biết:
“Hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành với bà con nông dân; việc định hướng, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông riêng cho cây bưởi hiện xã cũng chưa tổ chức nhiều.
Ngoài ra, để công nhận VietGAP đòi hỏi phải tốn nhiều kinh phí, nếu Nhà nước không có phương án hỗ trợ thì khó mà vận động nông dân được”.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.

Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.

Ngoài 2 thị trường mới cho xuất khẩu thanh long năm 2015 mà Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật thông báo là Newzealand và Úc, một doanh nghiệp Bình Thuận cũng đang đưa thanh long vào thị trường Ấn Độ với chiều hướng triển vọng, mỗi tuần xuất 1 container.

Đến nay, vườn ca cao của hộ gia đình bà Thu đã thu hoạch trái được hơn 2 năm. Mỗi năm được hai mùa trái, với diện tích là 1,5 ha, trồng được 1.400 cây ca cao, sản lượng hạt ca cao khô đạt rất cao trung bình mỗi vụ đều đạt khoảng gần 1,3 tấn/vụ, giá ca cao khô hiện tại là 58 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí gia đình bà lãi được khoảng 120 triệu đồng/năm.

Ông Lê Văn Tẩu, ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, trồng 1,5ha dưa lê cho biết: Trồng dưa lê chỉ 2,5 tháng là thu hoạch, chi phí đầu tư thấp do ít sâu bệnh, sản phẩm làm ra được Cty Hồng Huế (Tiền Giang) và Cty Hoàng Vinh (TP.HCM) bao tiêu với mức giá ổn định từ 6.000 -10.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi gần 200 triệu đồng.