Bùng Phát Dịch Tai Xanh Ở Đắk Lắk

Dịch bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện và bùng phát tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Việc khống chế dịch được các ngành chức năng sớm vào cuộc, nhưng do nguồn vaccine được nhà nước hỗ trợ về địa phương chậm, đã làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 4/6 tại xã Quảng Điền, nhưng vì thiếu nguồn vaccine để khống chế từ đầu, nên dịch bệnh nhanh chóng lan sang các xã lân cận. Đến ngày 7/7, bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện tại tất cả các xã của huyện Krông Ana, với trên 1.400 con mắc bệnh, trong đó số lợn chết và tiêu hủy là gần 400 con.
Ngành thú y địa phương đã đề nghị được cấp vaccine tiêm phòng cho tổng đàn lợn, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng kịp thời. Trước thực trạng diễn biến phức tạp của bệnh tai xanh, Cục thú y đã hỗ trợ khẩn cấp 30.000 liều vaccine cho tỉnh Đăk Lăk chống dịch. Số vaccine này ưu tiên cấp cho địa phương đang có dịch, số còn lại dự phòng cho những địa phương khác khi có dịch tai xanh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.