Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía

Chợ Mai Động là chợ trong nội thành Hà Nội. Bất chấp quy định nghiêm cấm giết mổ gia cầm trong nội đô đã có hiệu lực từ giữa năm 2006, vì lợi ích kinh tế, các tiểu thương ở chợ này vẫn sẵn sàng giết mổ gà ngay tại chợ để phục vụ người mua.
Có cầu thì ắt có cung, chính thói quen tiện đâu mua đấy của một bộ phận người tiêu dùng đã tiếp tay cho các tiểu thương và gián tiếp làm bùng phát dịch cúm gia cầm.
Chị Lê Thị Thúy Hằng ở trên đường Kim Ngưu, gần chợ Mai Động nên chị thường xuyên vào chợ mua thực phẩm. Hôm nay, chị ghé vào một tiệm bán gà và có nhu cầu giết mổ gia cầm ngay tại chợ. Chị cho biết:“ Mình thì mình sống ở đây lâu rồi, ăn gà ở đây nhiều rồi thấy cũng chẳng sao, mình ngại vào siêu thị lắm, tiện ở đây thì mua luôn.”
Trước hiện tượng người dân có thói quen mua và giết mổ gà ngay tại các chợ nhỏ lẻ, bà Nguyễn Thị Hiền, PGĐ Công ty giết mổ gia súc, gia cầm Minh Hiền, Hà Nội cho biết: “ Người Việt Nam mình có thói quen tiện đâu mua đấy, ra ngay ngõ ngách nào đó là có thể mua được thịt, bất chấp có kiểm dịch hay không kiểm dịch. Nếu như người tiêu dùng mua trong các hệ thống siêu thị thì giá niêm yết rất rõ ràng nhưng họ nghĩ rằng đắt hơn. Tuy nhiên, thực chất thì giá ở 2 nơi là như nhau, không hề đắt hơn.”
Bên cạnh ý thức của người tiêu dùng thì năng lực của các cơ quan chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm dễ phát sinh.
Chốt kiểm dịch Ngọc Hồi là một chốt rất quan trọng trong việc kiểm soát gia súc, gia cầm ra vào từ cửa ngõ phía Nam của thành phố. Thế nhưng những cán bộ kiểm dịch ở đây không được trang bị bất cứ một phương tiện kĩ thuật gì để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ. Vì thế, khả năng phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm rất hạn chế cũng là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Hoài Phi, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch Ngọc Hồi, Thường Tín, Hà Nội cho biết:“ Từ đầu mùa dịch đến nay, chúng tôi đã tiến hành xử lý hành chính 2 trường hợp vi phạm. Việc phát hiện xe chở động vật không rõ nguồn gốc hoàn toàn dựa vào mắt thường và kinh nghiệm. Vì vậy, đây là điều rất khó khăn đối với chúng tôi. Các xe chở gà bây giờ nó bịt kín hết, hai bên thành cũng kín nên rất khó phát hiện.”
Bên cạnh việc thiếu phương tiện kỹ thuật thì ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch cũng là điều cần bàn.
Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội cho biết: “Phải thừa nhận là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Hà Nội có lúc, có nơi còn lơ là và thiếu kiểm soát. Bằng chứng là trong các quận nội thành vẫn còn các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm sống nhỏ lẻ. Để phòng chống dịch và sự lây nhiễm cho người, thời gian tới thành phố sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạ,. Tuy nhiên chắc chắn là sẽ có nhiều khó khăn.”
Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, không năm nào nước ta không phải đối mặt với dịch cúm gia cầm. Trong khi quy trình chăn nuôi an toàn sinh học nhằm loại trừ dịch bệnh vẫn còn là khái niệm rất mới mẻ với đa số người chăn nuôi thì tại thời điểm này, ý thức của người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả sự vào cuộc quyết liệt hơn của ngành chức năng mới chính là những điều kiện tiên quyết để ngăn chặn, không làm phát sinh dịch cúm gia cầm trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.