Bùng phát dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Sau khi vụ muối kết thúc, người dân xã Tân Thuận bắt tay vào cải tạo hồ, đầu tư nuôi tôm ngay trên những ruộng muối. Hiện tổng diện tích hồ tôm toàn xã là 92 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Thanh Phong và Hiệp Lễ.
Với mô hình sản xuất luân canh muối - tôm, thì nghề nuôi tôm ở đây phát triển mạnh từ những năm 2005. Trước đây, bà con thường nuôi loại tôm sú nhưng nhận thấy tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chuyển sang nuôi loại tôm này.
Tôm được bà con đầu tư nuôi từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, nếu tôm phát triển tốt thì sau 2,5 – 3 tháng cho thu hoạch, mỗi năm thường nuôi 2 vụ.
Những năm trước, nhờ vào nghề nuôi tôm nên đời sống của diêm dân xã Tân Thuận được cải thiện đáng kế, trong đó nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Nhưng từ năm ngoái đến nay, tôm thẻ chân trắng ở đây bị dịch bệnh chết hàng loạt khiến người nuôi tôm thiệt hại nặng nề.
Đến xã Tân Thuận thời điểm này, chúng tôi ghi nhận nhiều hồ tôm đang bỏ không, chỉ một số hộ nuôi lẻ tẻ, ít đầu tư hoặc nuôi mật độ thưa cầm chừng.
Qua tìm hiểu được, từ đầu vụ đến nay diện tích tôm bị dịch bệnh chết 40/60 ha, với thiệt hại khoảng 20 triệu/sào. Trong đó, nhiều hộ dân mất trắng do tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh, dẫn đến vỡ nợ và bỏ nghề.
Chúng tôi đến hộ ông Nguyễn Văn Tiệp, người có nhiều năm trong nghề nuôi tôm ở thôn Thanh Phong.
Ông cho biết: Mặc dù đã ứng dụng những công nghệ mới qua tập huấn trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng vụ tôm vừa rồi gia đình ông nuôi 2 lứa với diện tích 6 sào thì tôm 25 đến 35 ngày tuổi đều bị bệnh chết hết, thiệt hại trên 100 triệu đồng.
Trả lời về vấn đề này, ông Đậu Trọng Trung – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thuận cho biết: Tôm bị bệnh chết nhiều bắt đầu từ năm ngoái, nhưng năm nay tôm nhiễm bệnh và chết nhiều hơn.
Do thiệt hại lớn nên nhiều hộ đã dừng hoặc bỏ nghề nuôi tôm, nếu trước đây có 100 hộ làm nghề nuôi tôm thì hiện chỉ còn 20 hộ.
Trước tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng diễn biến phức tạp tại xã Tân Thuận, người dân địa phương mong muốn ngành chức năng xuống địa phương để lấy mẫu kiểm tra tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ tập huấn xử lý dập dịch cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…